Vị vua Hùng đầu tiên thọ 260 tuổi, trị vì đất nước trong hơn 200 năm
Theo truyền thuyết vị vua đầu tiên trị vì 215 năm và thọ 260 tuổi, con trai của ngài là Lạc Long Quân, người có tuổi thọ cao nhất trong các truyền thuyết.

1. Vị vua Hùng đầu tiên của nước ta là ai?
A
Kinh Dương Vương
Cuốn "Ngọc phả Hùng Vương" với 21 tờ, 42 trang chữ Hán và gần 10.000 chữ đã ghi chép rõ về vương hiệu, công tích, tuổi thọ và số năm trị vì của từng đời vua Hùng. Theo tài liệu này, ngôi báu của Hùng Vương trải qua 18 đời, bắt đầu từ Kinh Dương Vương. Đáng chú ý là những con số kỳ lạ về tuổi thọ và thời gian trị vì của các vị vua Hùng.
Kinh Dương Vương, vị vua đầu tiên, được cho là trị vì 215 năm và thọ 260 tuổi. Con trai của ngài, Lạc Long Quân, người có tuổi thọ cao nhất trong các truyền thuyết, sống thọ tới 420 tuổi và giữ ngai vàng suốt 400 năm. Những con số này dường như vượt xa khả năng sinh học của con người.
B
Hùng Hiền Vương
C
Hùng Lân Vương
D
Hùng Diệp Vương

2. 18 vị vua Hùng mang họ gì?
A
Hùng
B
Kinh
C
Lạc
D
Không họ
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Thần tích tại lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ (xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cùng nhiều cuốn sách khác cho biết thủy tổ đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương, tên húy là Lộc Tục, sau được phong làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỷ.
Sau này, vua lấy con gái Động Đình Quân tên Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân - tên húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương (chưa rõ tên húy) làm vua, đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu Văn Lang. Vua Hùng truyền ngôi được tất cả 18 đời.
Như vậy, chiếu theo Đại Việt sử ký toàn thư, đến nay, chưa thể xác định được họ của Hùng Vương. Quan điểm này cũng được các nhà sử học triều Nguyễn khẳng định trong Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục.
Theo nhiều nhà sử học hiện nay, thời Hùng Vương, người Việt chưa có họ. Họ của người Việt chỉ xuất hiện trong thời kỳ Bắc thuộc vào sau công nguyên.

3. Vị vua Hùng cuối cùng của nước ta là ai?
A
Hùng Tạo Vương
B
Hùng Nghị Vương
C
Hùng Duệ Vương
Các nhà nghiên cứu tin rằng triều đại Hùng vương có thật, tuy nhiên chúng ta không tìm được những thông tin xác thực và chi tiết về triều đại này trong các sử liệu chính thức. Phần lớn thông tin về các vua Hùng đến qua các truyền thuyết, những chuyện mang tính thần kỳ được ghi chép, góp nhặt trong dân gian. Các truyền thuyết về những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đều cho biết có 18 đời vua Hùng.
Theo Đại Việt sử lược và nhiều tài liệu khác, triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời, gồm những vị sau: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Quốc Vương, Hùng Hoa Vương, Hùng Hy Vương, Hùng Hồn Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Vỹ Vương, Hùng Định Vương, Hùng Uy Vương, Hùng Trinh Vương, Hùng Vũ Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Anh Vương, Hùng Triệu Vương, Hùng Tạo Vương, Hùng Nghị Vương, Hùng Duệ Vương,
D
Hùng Triệu Vương

4. Dòng họ nào ra đời sớm nhất nước ta thời Hùng Vương?
A
Họ Ma
Tộc trưởng dòng họ Ma ở Phú Thọ - ông Ma Ngọc Bảo cho rằng, dòng họ có từ thời vua Hùng, là dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có nhiều công lao dựng nước và giữ nước. Nổi bật trong dòng họ là Ma Tộc Thần Tướng – Ma Xuân Trường. Cụ tổ Ma Khê là con Hùng Nghị Vương, năm 354 trước Công nguyên. Cụ tổ Ma Khê là người tài đức song toàn, từ nhỏ bộc lộ nhiều khả năng xuất chúng. Với nhiều công lao to lớn, Ma Khê được Hùng Duệ Vương thứ hai phong cho đến chức Phụ Quốc Ma Vương Đại Thần, Đại Tướng Quân và triệu về triều đình giúp vua trị nước an dân.
B
Họ Trần
C
Họ Nguyễn
D
Họ Lê

5. Ai là người dâng bánh chưng, bánh giầy lên vua Hùng để thể hiện lòng hiếu thảo?
A
Lang Liêu
Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy.
Tượng trưng cho Đất là chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức, đẹp mắt, nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín.
Tượng trưng cho Trời là bánh giầy tròn, trắng muốt được làm từ nếp quết nhuyễn, dẻo và thơm. Hai chiếc bánh là Trời Đất, ôm lấy vạn vật, là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chẳng gì trên đời này có thể sánh bằng.
B
Lạc Long Quân
C
Sơn Tinh
D
Lý Ông Trọng
