Vị vua nào trong lịch sử Việt Nam có biệt danh là Chúa Chổm?
Ông được biết đến là vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung Hưng, là vua nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Lê Duy Ninh. Ông còn được dân gian ưu ái cho mỹ danh nghèo nàn chúa Chổm.
1. “Chúa Chổm” là tên gọi của vị vua nào trong lịch sử Việt Nam?
icon
Lê Trung Tông
icon
Lê Anh Tông
icon
Lê Trang Tông
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Trang Tông (1533-1548) là vua nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Lê Duy Ninh. Ông còn được dân gian ưu ái cho mỹ danh nghèo nàn chúa Chổm. Xung quanh cuộc đời vua Lê Trang Tông có nhiều giai thoại dân gian, nhất là giai thoại về thời hàn vi của ông. Lê Trang Tông con trai của vua Lê Chiêu Tông. Lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông cùng mẹ phải chạy sang lánh nạn tại Ai Lao. Đến năm 1533, các cận thần đón ông về làm vua để chống lại nhà Mạc, lập lại vương triều họ Lê. Vì thuở nhỏ ông có tên là Chổm nên khi lên ngôi, dân gian thường gọi ông là “Chúa Chổm”.
2. Thuở nhỏ, Chúa Chổm nổi tiếng trong vùng vì điều gì?
icon
Ông uống rượu quá nhiều
icon
Ông nợ nần quá nhiều
icon
Ông hay gây sự với người khác
Câu trả lời đúng là đáp án B: Tương truyền, vua Lê Trang Tông lớn lên trong cảnh nghèo khó, phải làm lụng hàng ngày để cùng mẹ trang trải cuộc sống. Vì không có tiền, ông thường xuyên ăn chịu ở những gánh hàng ngoài phố. Ngày còn lưu lạc trong dân gian, Lê Duy Ninh còn có tên khác là Chổm, rất nghèo, phải đi vay nợ để sống qua ngày. Sau này, khi lên làm vua, chúa Chổm trở lại kinh thành Thăng Long, được kiệu qua làng cũ, nơi mẹ con ông từng lánh nạn.
3. “Chúa Chổm” đã trả nợ bằng cách nào?
icon
Ông dùng vàng để trả nợ
icon
Ông miễn đi lính cho gia đình chủ nợ
icon
Ông miễn thuế cho các chủ nợ
Câu trả lời đúng là đáp án C: Vì không nhớ từng nợ ai bao nhiều tiền và có những kẻ không mắc nợ cũng tới đòi tiền, vua Lê Trang Tông quyết định miễn thuế 1 năm cho nhân dân trong vùng, coi đây là cách để trả nợ xưa. Triều đình còn ra lệnh cấm người đòi nợ chỉ tay xúc phạm vua. Do đó, con đường nhỏ vua từng đi qua có tên Cấm Chỉ, tồn tại ở Hà Nội đến ngày nay.
4. Vị vua nào có biệt danh là “Vua Quỷ”?
icon
Lê Uy Mục
icon
Lê Tương Dực
icon
Lê Hiển Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Đây là biệt danh đầy tai tiếng của Vua Lê Uy Mục (1505-1509). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua mới có tên húy là Tuấn, còn gọi là Huyên, là con thứ hai của Hiến Tông, anh thứ của Túc Tông, ở ngôi 5 năm, thọ 22 tuổi, bị Giản Tu Công Oanh đuổi đánh, rồi bị hại, chôn ở An Lăng. Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đã xuất hiện từ đấy". Năm 1507, Lê Tuấn làm vua được 3 năm, lấy hiệu là Đoan Khánh. Nhà Minh sai chánh sứ là Hàn lâm viện biên tu Thẩm Đào và phó sứ Hứa Thiên Tích mang chiếu thư sang phong cho Lê Tuấn làm An Nam Quốc vương, đồng thời ban một bộ mũ áo quan võ bằng da và một bộ thường phục. Nhìn thấy vị vua trẻ ngồi trên ngai vàng tiếp chuyện đoàn sứ giả, Hứa Thiên Tích đã lẩm bẩm một câu thơ với người xung quanh, rồi chẳng mấy chốc, đã lan truyền tới tất cả triều thần. Đó là: An Nam tứ bách vận ưu trường/ Thiên ý như hà giáng quỷ vương (Tạm dịch: Vận nước An Nam còn dài bốn trăm năm/ Không biết lòng trời thế nào mà lại giáng cho một ông vua quỷ sứ). Một số sử gia bàn rằng, với việc xem ông vua trẻ Lê Uy Mục là một tên quỷ sứ, có lẽ vị sứ giả nhà Minh nhìn thấy ông có vẻ dữ tợn, ngổ ngáo. Tuy nhiên, cứ nhìn vào những điều ông đã làm trong suốt thời gian trị vì, thì nhận xét này quả chẳng sai chút nào... Vì thế, sự tàn bạo quá đáng của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Theo sử sách, Vua Lê Uy Mục chết quá thảm. Sau khi nhà vua bị ép uống thuốc độc tự tử, Giản Tu công vì việc trước đây vua giết hại cha mẹ, anh chị em mình thảm khốc, mới căm giận chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác vua vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng ở quê mẹ là làng Phù Chẩn. Khi Lê Chiêu Tông lên ngôi mới đặt tên thụy cho ông là Uy Mục đế. Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 21 tuổi.
5. Vua nào từng bị gán biệt danh là “Vua Lợn”?
icon
Lê Hiển Tông
icon
Lê Tương Dực
icon
Lê Thần Tông
Câu trả lời đúng là đáp án B: Lê Tương Dực (1495 - 1516) có tên húy là Oánh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516. Dưới thời Lê Hiến Tông, ông được phong làm Giản Tu công. Sau khi giết Lê Uy Mục, ông tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là Tương Dực Đế. Vua rất chuyên quyền, độc đoán và bạo ngược. Ông chơi bời xa xỉ trụy lạc, bỏ bê việc nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Tháng Giêng năm Quý Dậu (1513), chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thủy và Phó sứ là Phạm Hy Tăng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương và nhận xét: Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu... Tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn Lệ công (vua Uy Mục) và triều trước vào để gian dâm. Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa, chắn ngang sông Tô Lịch và lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở hồ Tây cùng vua chơi đùa, lấy làm thích thú... Trước tình hình đó, các thế lực phong kiến địa phương như Trần Cảo nổi lên. Trịnh Duy Sản nhiều lần can ngăn, vua không nghe lại còn đem Sản ra đánh bằng trượng. Duy Sản bàn cùng với một số quần thần khác như Lê Quảng Độ, Trịnh Chí Sâm mưu việc phế lập. Tháng 4 năm Bính Tý (1516), Trịnh Duy Sản sai người đâm chết Tương Dực..
6. Vua nào sau đây của nhà Hậu Lê bị họ Trịnh bức tử?
icon
Lê Duy Phường
icon
Lê Kính Tông
icon
Cả hai vị vua trên
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Kính Tông (1588 – 1619), là vị vua thứ 5 của thời Lê trung hưng. Năm 1619, Lê Kính Tông cùng Trịnh Xuân mưu giết chết Trịnh Tùng để giành lại địa vị. Nhưng kế hoạch bại lộ, Trịnh Xuân bị tống vào ngục, còn nhà vua bị bức thắt cổ chết. Lê Duy Phường (1709 – 1735) là vua thứ 12 của thời Lê trung hưng, cháu ngoại chúa Trịnh Cương. Tháng 4 năm 1735, Lê Thuần Tông mất, Trịnh Giang lập em Duy Phường là Lê Duy Thận làm vua, tức là Lê Ý Tông. Lê Duy Phường bị dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài. Tháng 9/1735, Trịnh Giang sai người thắt cổ giết chết ông. Lê Duy Phường ở ngôi 3 năm, thọ 27 tuổi.
7. Vị vua nào của nhà Hậu Lê từ tù nhân thành hoàng đế?
icon
Lê Hiển Tông
icon
Lê Duy Mật
icon
Lê Dụ Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lê Hiển Tông (1717-1786) là vua áp chót của nhà Hậu Lê, có tên húy Lê Duy Diêu, con trưởng vua Lê Thần Tông. Khi đang là tù nhân, tưởng như bị giam cầm đến cuối đời, ông trở thành thiên tử "danh chính ngôn thuận" chỉ sau một đêm. Kỳ lạ hơn, việc lên ngôi bất ngờ của Lê Hiển Tông được cho là nhờ vào giấc mộng của người khác. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, năm 1738, con thứ 4 của vua Lê Dụ Tông là Lê Duy Mật làm chính biến để lật đổ họ Trịnh nhưng bất thành, bị truy sát phải bỏ trốn. Lê Duy Diêu bị Trịnh Giang bắt giam. Trịnh Giang nhường ngôi cho Trịnh Doanh vào năm 1740. Khác với anh trai, Trịnh Doanh có chính sách ôn hòa. Ông chủ trương đối xử tốt với vua Lê để thu phục lòng người. Lên nắm quyền, Trịnh Doanh chuyển hoàng tử Lê Duy Diêu đến giam ở nhà cậu mình là Vũ Tất Thận. Kỳ lạ là đêm trước đó, Vũ Tất Thận "mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng, rõ ra cảnh tượng của đời thái bình". Sáng hôm sau, thấy quân lính giải hoàng tử đến nhà, ông ta rất kinh ngạc, cho là ứng vào giấc mộng của mình, bèn kể lại với chúa. Trịnh Doanh thấy vậy cho là người có phúc lớn bèn đón hoàng tử về tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng. Nhờ vào giấc mơ của Vũ Tất Thận, hoàng tử Lê Duy Diêu trở thành vua của nhà Hậu Lê. Lê Hiển Tông trị vì suốt 46 năm, lâu nhất của triều đại này.
8. Vị vua đầu tiên lấy vợ người Châu Âu là ai?
icon
Lê Thần Tông
icon
Lê Trung Tông
icon
Lê Anh Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lê Thần Tông (1607-1662) tên húy Lê Duy Kỳ, vị vua thứ 6 của thời Lê Trung Hưng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "vua thông minh, học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi, đáng khen là bậc vua giỏi, tính trầm tĩnh, khoan dung phúc hậu, có đức của bậc đế vương". Năm 1619, Duy Kỳ được Trịnh Tùng lập làm vua khi mới 12 tuổi. Sau 24 năm làm vua, đến tháng 10 năm Quý Mùi (năm 1643), ông nhường ngôi cho con trai Lê Duy Hựu (Lê Chân Tông), lên làm thái thượng hoàng. Tưởng chừng cuộc đời làm vua của Lê Thần Tông sẽ khép lại êm đềm như thế, nhưng Lê Chân Tông ở ngôi chỉ được 7 năm thì đột ngột qua đời. Lúc đó không có người nối dõi, Trịnh Tráng lại đưa thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua vào tháng 8/1649. Lần này, ông làm vua đến tháng 9/1662 thì qua đời, hưởng thọ 56 tuổi, trị vì 37 năm. Như vậy, Lê Thần Tông là người đầu tiên và duy nhất trong sử Việt từ thái thượng hoàng trở lại làm vua. Ngoài ra, Lê Thần Tông cũng là vua đầu tiên lấy vợ Tây (con gái phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan, Trung Quốc). Đây cũng chính là bà hoàng người châu Âu duy nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm