Vị vua nào trong lịch sử Việt Nam vay nợ khắp nơi, có biệt danh 'Chúa Chổm'?
Vị vua nhà Hậu Lê từng có quá khứ vay nợ, ăn chịu khắp nơi trong kinh thành, khiến người dân đặt cho biệt danh 'Chúa Chổm', ông là ai?
1. Vị vua nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam có biệt danh “Chúa Chổm”?
A
Lê Trang Tông
Lê Trang Tông (1533-1548) là vua nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Lê Duy Ninh. Ông được dân gian gọi là chúa Chổm. Xung quanh cuộc đời vua Lê Trang Tông có nhiều giai thoại, nhất là giai thoại về thời hàn vi của ông. Lê Trang Tông con trai của vua Lê Chiêu Tông. Lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông cùng mẹ phải chạy sang lánh nạn tại Ai Lao. Đến năm 1533, các cận thần đón ông về làm vua để chống lại nhà Mạc, lập lại vương triều họ Lê. Vì thuở nhỏ ông có tên là Chổm nên khi lên ngôi, dân gian thường gọi ông là “Chúa Chổm”.
B
Lê Hiền Tông
C
Lê Anh Tông
D
Lê Minh Tông
2. "Chúa Chổm" là vị vua thứ bao nhiêu triều đại nhà Lê?
A
11
B
12
Lê Trang Tông, còn gọi là Trang Tông Dụ Hoàng đế. Ông là vua thứ 12 của nhà Lê. Sử sách ghi lại ông là người khởi đầu cho nhà Lê Trung Hưng, hoặc Hậu Lê. Vua đặt niên hiệu là Nguyên Hòa, ở ngôi được 16 năm. Thế lực nhà Lê Trung Hưng ngày càng hùng mạnh mở đầu cho cuộc phục hưng của nhà Lê.
C
13
D
14
3. Thuở nhỏ, Chúa Chổm nổi tiếng trong vùng vì điều gì?
A
Ăn cắp đồ
B
Vay nợ khắp nơi
Tương truyền, vua Lê Trang Tông lớn lên trong cảnh nghèo khó, phải làm lụng hàng ngày để cùng mẹ trang trải cuộc sống. Vì không có tiền, ông thường xuyên, vay nợ, ăn chịu ở những gánh hàng ngoài phố. Ngày còn lưu lạc trong dân gian, vua còn có tên khác là Chổm, rất nghèo, phải đi vay nợ để sống qua ngày. Sau này, khi lên làm vua, chúa Chổm trở lại kinh thành Thăng Long, được kiệu qua làng cũ, nơi mẹ con ông từng lánh nạn.
C
Hay gây sự với người khác
D
Giỏi buôn chuyện, khoác lác
4. Sau khi lên ngôi, “Chúa Chổm” khắc phục hậu quả do bản thân từng làm bằng cách nào?
A
Phong quan, ban tước
B
Ban vàng bạc châu báu
C
Miễn thuế
Vì không nhớ từng nợ ai bao nhiều tiền và có những kẻ không mắc nợ cũng tới đòi tiền, vua Lê Trang Tông quyết định miễn thuế 1 năm cho nhân dân trong vùng, coi đây là cách để trả nợ xưa. Triều đình còn ra lệnh cấm người đòi nợ chỉ tay xúc phạm vua. Do đó, con đường nhỏ vua từng đi qua có tên Cấm Chỉ, tồn tại ở Hà Nội đến ngày nay.
D
Miễn đi lính
5. Vị vua được đặt biệt danh "Vua Quỷ" là ai?
A
Lê Tương Dực
B
Lê Minh Tông
C
Lê Hiển Tông
D
Lê Uy Mục
Đây là biệt danh đầy tai tiếng của Vua Lê Uy Mục (1505-1509). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua mới có tên húy là Tuấn, còn gọi là Huyên, là con thứ hai của Hiến Tông, anh thứ của Túc Tông, ở ngôi 5 năm, thọ 22 tuổi. Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đã xuất hiện từ đấy". Một số sử gia bàn rằng, với việc xem ông vua trẻ Lê Uy Mục là một tên quỷ sứ, có lẽ vị sứ giả nhà Minh nhìn thấy ông có vẻ dữ tợn, ngổ ngáo. Tuy nhiên, cứ nhìn vào những điều ông đã làm trong suốt thời gian trị vì, thì nhận xét này quả chẳng sai chút nào... Vì thế, sự tàn bạo quá đáng của Uy Mục gây nên làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Theo sử sách, Vua Lê Uy Mục chết quá thảm.
6. Vị vua bị nhân dân gọi với biệt danh "Vua Lợn" là ai?
A
Lê Anh Tông
B
Lê Tương Dực
Lê Tương Dực (1495 - 1516) có tên húy là Oánh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7/4 âm lịch năm 1516. Dưới thời Lê Hiến Tông, ông được phong làm Giản Tu công. Sau khi giết Lê Uy Mục, ông tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức là Tương Dực Đế. Vua rất chuyên quyền, độc đoán và bạo ngược. Ông chơi bời xa xỉ trụy lạc, bỏ bê việc nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Tháng Giêng năm Quý Dậu (1513), chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thủy nhận xét: Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu... Tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn Lệ công (vua Uy Mục) và triều trước vào để gian dâm. Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa, chắn ngang sông Tô Lịch và lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở hồ Tây cùng vua chơi đùa, lấy làm thích thú...
C
Lê Hiếu Tông
D
Lê Nhân Tông
7. Vị vua nào nhà Lê từ từ nhân thành hoàng đế?
A
Lê Anh Tông
B
Lê Duy Mật
C
Lê Hiển Tông
Lê Hiển Tông (1717-1786) có tên húy Lê Duy Diêu, con trưởng vua Lê Thần Tông. Khi đang là tù nhân, tưởng như bị giam cầm đến cuối đời, ông trở thành thiên tử "danh chính ngôn thuận" chỉ sau một đêm. Kỳ lạ hơn, việc lên ngôi bất ngờ của Lê Hiển Tông được cho là nhờ vào giấc mộng của người khác. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, năm 1738, con thứ 4 của vua Lê Dụ Tông là Lê Duy Mật làm chính biến để lật đổ họ Trịnh nhưng bất thành, bị truy sát phải bỏ trốn. Lê Duy Diêu bị Trịnh Giang bắt giam. Trịnh Giang nhường ngôi cho Trịnh Doanh vào năm 1740. Khác với anh trai, Trịnh Doanh có chính sách ôn hòa. Ông chủ trương đối xử tốt với vua Lê để thu phục lòng người. Lên nắm quyền, Trịnh Doanh chuyển hoàng tử Lê Duy Diêu đến giam ở nhà cậu mình là Vũ Tất Thận. Kỳ lạ là đêm trước đó, Vũ Tất Thận "mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng, rõ ra cảnh tượng của đời thái bình". Sáng hôm sau, thấy quân lính giải hoàng tử đến nhà, ông ta rất kinh ngạc, cho là ứng vào giấc mộng của mình, bèn kể lại với chúa. Trịnh Doanh thấy vậy cho là người có phúc lớn bèn đón hoàng tử về tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Cảnh Hưng. Nhờ vào giấc mơ của Vũ Tất Thận, hoàng tử Lê Duy Diêu trở thành vua của nhà Hậu Lê. Lê Hiển Tông trị vì suốt 46 năm, lâu nhất của triều đại này.
D
Lê Dụ Tông