Vị vua nào trong sử Việt tin lời gian thần mà giết chết cha vợ?
Từng tin lời của gian thần mà giết chết cha vợ - một tướng tài kiệt xuất, về sau vị vua thứ 5 của vương triều nhà Trần phải hối hận.
1. Vị vua nào lúc nhỏ phải nhờ người khác nuôi hộ vì khó sống?
A
Trần Anh Tông
B
Trần Dụ Tông
C
Trần Minh Tông
Trần Minh Tông (1300-1357) tên húy là Trần Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông, mẹ là Chiêu Hiến hoàng thái hậu Trần thị (vợ thứ của Trần Anh Tông). Do các hoàng tử trước đều không nuôi được nên khi sinh Trần Mạnh, vua Trần Anh Tông nhờ người nuôi hộ.
"Vua nhờ công chúa Thụy Bảo (tức cô của Trần Nhân Tông) nuôi hộ. Nhưng công chúa cho là bấy giờ bà đương có vận hạn, lại nhờ anh trai là Nhật Duật nuôi. Nhật Duật coi đó là trách nhiệm của mình, chăm sóc, nuôi nấng không khác gì con đẻ", sách Đại Việt sử ký viết.
Năm 1305, Trần Minh Tông (9 tuổi) được sắc phong làm Đông cung thái tử. Mùa xuân năm 1314, Trần Minh Tông được cha truyền ngôi, trở thành vua nước Đại Việt. Ông trị vì đất nước trong 15 năm rồi nhường ngôi lên làm thái thượng hoàng.
"Vua đem văn minh sửa sang đạo trị nước, làm rạng rỡ công nghiệp của người xưa, giữ lòng trung hậu, lo nghĩ sâu xa, trong yên ngoài phục, kỷ cương đủ bày", sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định.
D
Trần Huệ Tông
2. Vua Trần Minh Tông xử lý thế nào khi một phi tần của thượng hoàng bị kiện vì chiếm đoạt ruộng đất của dân?
A
Kín đáo xét xử, trả lại ruộng cho dân
Theo Đại Việt sử ký, năm 1317 phi tần của thượng hoàng Trần Anh Tông là Trần Thị Thái Bình bị kiện vì tính tham lam, thường chiếm đoạt ruộng đất của dân. Vua Trần Minh Tông không giao cho hữu ty mà gọi Uy Giản (con rể Trần Thị) tới đưa đơn kiện cho xem và dụ rằng: "Trẫm không giao cho quan lại xét, sợ làm nhục phi tần của tiên hoàng. Ngươi nên theo đơn mà trả ruộng cho dân".
Uy Giản lập tức vâng chiếu trả lại ruộng. Sau khi Trần Thị Thái Bình chết, tất cả ruộng đất bà chiếm đoạt được trả lại cho chủ cũ. "Minh Tông là ông vua nhân hậu hay thương người. Ông luôn giữ gìn sự hòa thuận trong dòng họ.
Năm 1315, vua xuống chiếu cấm người trong hoàng tộc tố cáo lẫn nhau, xem việc kiện cáo này là điều xấu hổ. Ông biết cách làm cho những người phạm lỗi phải tự giác mà sửa chữa, chứ không đặt thành chuyện tra xét lôi thôi", sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết.
B
Công khai xét xử, định tội phi tần
C
Âm thầm cấp cho dân ruộng mới
D
Dâng sớ lên thượng hoàng để trị
3. Trần Minh Tông ra luật xử phạt những người cố tranh giành ruộng đất không phải của mình như thế nào?
A
Phạt 50 gậy
B
Phạt tiền gấp đôi
Sách Đại Việt sử ký chép: "Mùa đông, tháng 10 (năm 1320), xuống chiếu rằng những người tranh nhau ruộng đất, nếu khám xét thấy không phải của mình mà cố tranh bậy thì bị truy tố, tính giá tiền ruộng đất, bắt đền gấp đôi. Nếu làm văn khế giả thì bị chặt một đốt ngón tay bên trái".
Trần Minh Tông được đánh giá là anh minh, kỷ cương. Có lần hình quan là Phạm Ngộ và Lê Duy bị tố ăn hối lộ. Vua lập tức sai điều tra. Khi biết người tố (vốn là Hành khiển được vua coi trọng) "chỉ nói thế, biết đâu lại có chuyện tra xét này", vua Minh Tông đã gọi Hành khiển đến răn dạy rồi phạt 300 quan tiền.
Lần khác, Hành khiển Đoàn Nhữ Hài - một quan thanh liêm cũng bị vua Trần Minh Tông xử phạt vì tội biết mà bỏ đi, không ngăn Thiếu bảo Trần Khắc Chung nói điều tào lao.
C
Cho đi đày
D
Bắt đi lính 3 năm
4. Vì sao Trần Minh Tông giết chết cha vợ Quốc Chẩn - một tướng tài kiệt xuất?
A
Âm mưu làm phản
B
Cấu kết giặc ngoại xâm
C
Tin lời gian thần
Mùa xuân năm 1328, Trần Minh Tông giết Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn - em của Trần Anh Tông và là chú của Trần Minh Tông. Không những thế, Trần Quốc Chẩn có con gái là Huy Thánh công chúa được lập làm hoàng hậu của Trần Minh Tông.
"Bấy giờ, vua ở ngôi 15 năm, tuổi đã cao mà vẫn chưa lập thái tử. Cha của hoàng hậu là Quốc Chẩn giữ ý định đợi hoàng hậu có con rồi sẽ lập. Cương Đông Văn Hiến Hầu là con (có sách chép là em) của Tá Thánh thái sư Nhật Duật, muốn đánh đổ hoàng hậu để lập hoàng tử Vượng, mới đem 100 lạng vàng đút lót cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Phẫu, bảo nó vu cáo Quốc Chẩn âm mưu phản loạn.
Vua tin là thực, giam Quốc Chẩn ở chùa Tư Phúc rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến và từng làm thầy dạy Vượng, liền trả lời: Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó. Vua mới cấm tuyệt không cho Quốc Chẩn ăn uống, bắt phải tự tử. Bắt bớ đến hơn trăm người liên quan. Mỗi khi xử án, bị can phần nhiều đều kêu oan.
Vài năm sau, khi vợ cả, vợ lẽ tên Phẫu ghen nhau, đem chuyện Văn Hiến đút vàng tâu lên vua. Phẫu bị hạ ngục. Ngục quan Lê Duy là người cương trực, xét xử ngay ngày hôm ấy. Tên Phẫu bị lăng trì... Văn Hiến được miễn tội chết, bị giáng làm dân thường, xóa tên trong sổ hoàng tộc", sách Đại Việt sử ký viết.
Việc Trần Minh Tông không nhận biết được mưu gian giết chết cha vợ - một tướng tài kiệt xuất, được cho là điều đáng tiếc nhất của vị vua này. Để sửa sai, nhà vua cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy.
D
Ăn bớt tiền quân
5. Sau khi thoái vị, Trần Minh Tông làm thái thượng hoàng qua mấy đời vua?
A
1
B
2
Sau khi nhường ngôi, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông dẫn dắt 2 đời vua trị nước.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm 1329, Trần Minh Tông nhường ngôi cho con trai thứ là Vượng (tức Trần Hiến Tông) để lên làm thái thượng hoàng. Tuy nhiên, việc triều chính ông vẫn chăm lo. Trần Hiến Tông vì bệnh chết sớm, em trai Trần Hạo (Trần Dụ Tông) nối ngôi, thượng hoàng Trần Minh Tông vẫn cùng con lo việc nước, đi đánh trận".
C
3
D
4
6. Lý do Trần Minh Tông không truyền ngôi cho trưởng là gì?
A
Tin lời tử vi
B
Con ham mê tửu sắc
C
Không có tài cán gì
D
Tính cách ngông cuồng
Theo Đại Việt sử ký, Trần Minh Tông không lập con trưởng Cung Túc Vương (tên húy là Dục) làm vua bởi "Dục là người ngông cuồng". Năm 1329, con thứ của Minh Tông là Trần Vượng được nhường ngôi, lấy hiệu là Hiến Tông.
Trần Minh Tông trong việc truyền ngôi, ban tước rất thận trọng và anh minh. Một người tên Bảo Vũ rất được Minh Tông yêu mến, nhưng ông không được phong chức quan quan trọng bởi không có tài.
7. Giặc ngoại xâm tiến vào nước ta, Trần Minh Tông đích thân đi đánh trận thì được đại thần can ngăn vì địa thế nơi đó nguy hiểm. Ông đã phản ứng thế nào?
A
Cử một vị hoàng tử đánh trận
B
Cử tướng tài xuất trận
C
Vẫn quyết tâm đánh giặc
Sách Đại Việt sử ký chép: "Mùa đông, thượng hoàng đi tuần thú đạo Đà Giang, đích thân đi đánh man Ngưu Hống (người Thái đến từ Vân Nam, Trung Quốc)... Trước đó thời Nhân Tông, Ngưu Hống cùng Đạo Mật vào chầu cho trở về. Đến nay, chúng làm phản, thả sức cướp bóc, đất cõi Đà Giang về tay chúng cả, lại mưu cướp nhà Hoài Trung. Thượng hoàng quyết định thân chinh.
Trần Khắc Chung can rằng:
- Đà Giang vốn có tiếng đất lam chướng, lại nhiều ghềnh thác chảy xiết, không lợi cho việc hành quân. Chiêm Thành không có lam chướng, khí độc, vả lại đế vương đời trước thân chinh nhiều lần bắt được chúa nó. Chi bằng bỏ Ngưu Hống đấy mà đánh Chiêm Thành là hơn.
Thượng hoàng trả lời:
- Trẫm là cha mẹ của dân. Nếu sinh dân mắc vào cảnh lầm than thì phải cứu, chả lẽ đi so đo khó dễ lợi hại hay sao?"
D
Cầu hòa