Vị vua Việt nào lên ngôi khi đang ở Lào?

Khi đang cùng mẹ chạy sang lánh nạn tại đất Ai Lao (Lào), ông được các cận thần đón về làm vua.

1. Ông là ai?

Lê Thần Tông

0%

Lê Trang Tông

0%

Lê Chiêu Tông

0%

Lê Thế Tông

0%

Chính xác

Lê Trang Tông (1515 - 1548) tên thật là Lê Duy Ninh, con trai của vua Lê Chiêu Tông. Lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông cùng mẹ phải chạy sang lánh nạn tại Ai Lao (nước Lào ngày nay). Một thời gian sau, các cựu thần nhà Lê dựng cờ chống Mạc, ngầm tìm con cháu nhà Lê để lập ngôi.

Đến năm 1533, các cận thần tìm được Lê Ninh, bèn sang Ai Lao đón ông về làm vua để chống lại nhà Mạc, lập lại vương triều họ Lê. Ông trở thành vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung hưng.

2. Ai là người lập ông lên ngôi?

Nguyễn Kim

0%

Trịnh Kiểm

0%

Lê Công Uyên

0%

Lê Ý

0%

Chính xác

Cuối năm 1533, trên đất Sầm Nưa thuộc Ai Lao, Nguyễn Kim (sinh năm 1468) cùng với bề tôi cựu triều là Trịnh Duy Thuận, Trịnh Duy Duyệt, Trịnh Duy Liêu… tôn phò Lê Duy Ninh lên làm vua, tức vua Lê Trang Tông. Vua Lê lên ngôi liền đặt niên hiệu, tôn Nguyễn Kim làm thượng phụ thái sư hưng quốc công, còn lại người nào cũng được phong thưởng và ban chức tước.

Nhận xét về công lao của Nguyễn Kim với nhà Hậu Lê, Lê Quý Đôn viết trong Đại Việt thông sử: “Nguyễn Kim lấy thân phận là tướng già của con nhà thế thần, giữ vững tiết tháo, lật đật nơi hang núi, cố chí lo toan việc khôi phục, rước lập thế tử, nối lại tông thống, đánh kẻ loạn tặc, phá đám chông gai, mở mang canh thổ Thanh, Nghệ, Thuận, Quảng hàng hơn ngàn dặm, cơ nghiệp ngàn vạn năm của nước nhà, thực bắt đầu từ đây”.

3. Dân gian gọi vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung hưng là gì?

Vua lợn

0%

Vua quỷ

0%

Chúa Chổm

0%

Hắc đế

0%

Chính xác

Tương truyền, vua Lê Trang Tông lớn lên trong cảnh nghèo khó. Vì không có tiền, ông thường xuyên ăn chịu ở những gánh hàng ngoài phố. Tuy nhiên, những hàng nào được ông ghé thăm đều trở nên đông khách kỳ lạ. Cứ như vậy thành thói quen, nhiều người muốn được ông đến ăn chịu để lấy may.

Sau này lên ngôi, đi qua nơi từng lánh nạn, nhiều người vây quanh chỉ trỏ, vua không thể nhớ hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng. Nhân dân trong vùng vì thế lưu truyền câu nói “Nợ như Chúa Chổm”.

4. Hầu hết các đời vua Lê Trung hưng lên ngôi do sự định đoạt của họ Trịnh, đúng hay sai?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Thời Lê Trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789 với 16 đời vua, nhưng có tới 14 đời vua Lê do chúa Trịnh sắp đặt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ, suốt 200 năm với 7 đời chúa Trịnh sau đó, việc lập vua Lê, thậm chí lập hoàng hậu, thái tử, đều có sự sắp đặt của họ Trịnh.

5. Ngoài Lê Trang Tông, vị vua nào không lên ngôi do chúa Trịnh sắp đặt?

Lê Trung Tông

0%

Lê Thần Tông

0%

Lê Mẫn Đế

0%

Lê Ý Tông

0%

Chính xác

Ngoài Lê Trang Tông do cựu thần Nguyễn Kim đôn lên làm vua, mở đầu sự nghiệp của nhà Lê Trung hưng, một vị vua khác không do chúa Trịnh sắp đặt là vị vua cuối cùng nhà Lê Trung hưng - Lê Chiêu Thống (Lê Mẫn Đế). Ông được Nguyễn Huệ (nhà Tây Sơn) đưa lên ngôi năm 1786.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vi-vua-viet-nao-len-ngoi-khi-dang-o-lao-2361480.html