Vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM đang bị lấn chiếm thế nào?

UBND TP.HCM vừa trình HĐND TP tờ trình về việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. Việc thu phí nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.

Video: Vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM đang bị lấn chiếm thế nào?

Theo ghi nhận của PLO,hiện nhiều tuyến đường ở TP.HCM có vỉa hè, lòng đường bị biến thành bãi đậu xe, hàng quán, nơi buôn bán.

Cụ thể, dọc hai bên đường Hoàng Sa (quận Tân Bình), đường Trường Sa (quận 3) vỉa hè bị biến thành mặt bằng cho các quán coffee, quán nhậu,…

 Nhiều hàng quán còn trưng dụng các con hẻm làm không gian phục vụ khách.

Nhiều hàng quán còn trưng dụng các con hẻm làm không gian phục vụ khách.

Cũng trên đường Trường Sa, vỉa hè trở thành nơi buôn bán đồ cổ, quần áo, giày dép.

 Vỉa hè đường Hoàng Sa (phường 5, quận Tân Bình) được tận dụng làm mặt bằng buôn bán.

Vỉa hè đường Hoàng Sa (phường 5, quận Tân Bình) được tận dụng làm mặt bằng buôn bán.

 Các tiệm sửa chữa, buôn bán xe gắn máy cũng “mượn tạm” vỉa hè để trưng bày xe.

Các tiệm sửa chữa, buôn bán xe gắn máy cũng “mượn tạm” vỉa hè để trưng bày xe.

Tương tự, dọc theo các tuyến đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1), Võ Thị Sáu (quận 3), Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), Cộng Hòa (quận Tân Bình) nhiều xe hàng rong tràn xuống lòng đường do vỉa hè đã chật kín chỗ đậu xe.

 Vỉa hè được phủ kín bởi xe máy, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường.

Vỉa hè được phủ kín bởi xe máy, người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường.

 Nhiều đoạn đường Trường Sa (phường 11, quận 3) người dân tụ tập mua bán rất đông gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Nhiều đoạn đường Trường Sa (phường 11, quận 3) người dân tụ tập mua bán rất đông gây mất trật tự, an toàn giao thông.

 Một sạp hàng bày bán ngay trên vỉa hè đường Trường Sa (phường 11, quận 3).

Một sạp hàng bày bán ngay trên vỉa hè đường Trường Sa (phường 11, quận 3).

Tương tự, dưới chân cầu Sài Gòn (TP Thủ Đức), dù cơ quan chức năng đã cắm biển cấm nhưng một số người vẫn tụ tập buôn bán.

 Dưới chân cầu Sài Gòn, nhiều xe tụ tập buôn bán dù cách đó không xa là biển cấm

Dưới chân cầu Sài Gòn, nhiều xe tụ tập buôn bán dù cách đó không xa là biển cấm

Tại tuyến đường Lê Trọng Tấn, gần Trường Đại học Công thương (quận Tân Phú), nhiều xe hàng rong tập trung buôn bán chiếm hết vỉa hè và còn lấn chiếm xuống lòng đường.

 1 xe hàng rong tràn xuống lòng đường để buôn bán trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình).

1 xe hàng rong tràn xuống lòng đường để buôn bán trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình).

“Ngày nào cũng vậy, vào giờ tan tầm là nơi đây kẹt kín, vỉa hè không còn lối đi. Nhìn từ xa không còn nhận ra đâu là vỉa hè vì hầu hết chúng đã bị chiếm đóng. Tôi phải đi dưới lòng đường, nhiều xe qua lại rất nguy hiểm” - bạn Đặng Thị Huệ Như, sinh viên Trường Đại học Công thương cho biết.

 Hàng quán, biển quảng cáo chiếm hết vỉa hè đường Lê Trọng Tấn (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú).

Hàng quán, biển quảng cáo chiếm hết vỉa hè đường Lê Trọng Tấn (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú).

 Nhiều người đi bộ phải đi dưới lòng đường vì hết cách.

Nhiều người đi bộ phải đi dưới lòng đường vì hết cách.

UBND TP.HCM đã có tờ trình HĐND TP về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố. TP.HCM dự kiến sẽ thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ xe, kinh doanh. Mức phí đề xuất dựa trên giá đất bình quân ở 5 khu vực.

Dự kiến chia làm 5 khu vực như sau:

Khu vực 1 gồm: quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam TP, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khu vực 2 gồm: quận 2 cũ (nay thuộc TP Thủ Đức) (trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm), quận 6, 7 (trừ Khu A Khu đô thị mới Nam TP), 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.

Khu vực 3 gồm: quận 8, 9 (nay thuộc TP Thủ Đức), 12, quận Thủ Đức cũ (nay thuộc TP Thủ Đức), Tân Phú, Gò Vấp.

Khu vực 4 gồm các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi.

Khu vực 5 có huyện Cần Giờ.

NHƯ NGỌC - ĐÀO TRANG

Nguồn PLO: https://plo.vn/via-he-long-duong-o-tphcm-dang-bi-lan-chiem-the-nao-post751998.html