Vỉa hè TP.HCM bị hàng quán, bãi đỗ xe tự phát chiếm hết lối đi

Vỉa hè trên nhiều tuyến đường tại TP.HCM bị chiếm dụng để buôn bán, kinh doanh, làm nơi đỗ xe. Người đi bộ vì thế buộc phải đi xuống lòng đường.

 Thời gian vừa qua, chính quyền UBND TP.HCM đã nhiều lần ra quân thực hiện chiến dịch dọn dẹp vỉa hè, tuy nhiên khi vắng bóng lực lượng chức năng thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè để đặt bàn ghế ăn uống, thành nơi đậu xe máy lại tái diễn khiến người dân đi bộ gặp nhiều khó khăn.

Thời gian vừa qua, chính quyền UBND TP.HCM đã nhiều lần ra quân thực hiện chiến dịch dọn dẹp vỉa hè, tuy nhiên khi vắng bóng lực lượng chức năng thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè để đặt bàn ghế ăn uống, thành nơi đậu xe máy lại tái diễn khiến người dân đi bộ gặp nhiều khó khăn.

 Tại đường Ngô Đức Kế (quận 1), vỉa hè cũng bị nhiều người bán nước chiếm dụng. Thực khách ngồi ăn uống, để xe tràn hết diện tích vỉa hè khiến người đi bộ không còn lối đi.

Tại đường Ngô Đức Kế (quận 1), vỉa hè cũng bị nhiều người bán nước chiếm dụng. Thực khách ngồi ăn uống, để xe tràn hết diện tích vỉa hè khiến người đi bộ không còn lối đi.

 Các cửa hàng thời trang trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) treo các sạp quần áo tràn ra vỉa hè. Nhân viên ở đây ngồi ngay bên đường để buôn bán.

Các cửa hàng thời trang trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) treo các sạp quần áo tràn ra vỉa hè. Nhân viên ở đây ngồi ngay bên đường để buôn bán.

 Chị Thùy Nguyên (quận 4) cho biết rất ngại mỗi lần đi bộ trên vỉa hè. "Đa phần vỉa hè bây giờ làm nơi bán hàng, đỗ xe. Có đoạn vỉa hè còn bị xe rác chiếm dụng. Mỗi lần tôi đi qua đều phải bịt mũi vì không chịu nỗi mùi hôi thối", chị Nguyên nói.

Chị Thùy Nguyên (quận 4) cho biết rất ngại mỗi lần đi bộ trên vỉa hè. "Đa phần vỉa hè bây giờ làm nơi bán hàng, đỗ xe. Có đoạn vỉa hè còn bị xe rác chiếm dụng. Mỗi lần tôi đi qua đều phải bịt mũi vì không chịu nỗi mùi hôi thối", chị Nguyên nói.

 Các quận, huyện ở TP.HCM đã nhiều lần ra quân lập lại trật tự vỉa hè, tuy nhiên sau một thời gian thì đâu lại vào đấy. Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là tình trạng bức xúc ở TP.HCM suốt nhiều năm qua.

Các quận, huyện ở TP.HCM đã nhiều lần ra quân lập lại trật tự vỉa hè, tuy nhiên sau một thời gian thì đâu lại vào đấy. Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là tình trạng bức xúc ở TP.HCM suốt nhiều năm qua.

 Việc một số hàng quán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, làm nơi đỗ xe diễn ra thường xuyên và công khai. Người đi bộ đành phải đi xuống lòng đường nếu muốn di chuyển.

Việc một số hàng quán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, làm nơi đỗ xe diễn ra thường xuyên và công khai. Người đi bộ đành phải đi xuống lòng đường nếu muốn di chuyển.

 Ngay khu trung tâm thành phố, vỉa hè trên các tuyến đường không thực hiện đúng chức năng dành cho người đi bộ. Nhiều người dân ngồi ăn uống trên các hàng ghế được bàn sẵn trên đường Đông Du (quận 1).

Ngay khu trung tâm thành phố, vỉa hè trên các tuyến đường không thực hiện đúng chức năng dành cho người đi bộ. Nhiều người dân ngồi ăn uống trên các hàng ghế được bàn sẵn trên đường Đông Du (quận 1).

 Nhiều cửa hàng trên được Bạch Đằng (quận Bình Thạnh) còn kê cả tủ, giường, kệ... ra vỉa hè, người đi bộ chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

Nhiều cửa hàng trên được Bạch Đằng (quận Bình Thạnh) còn kê cả tủ, giường, kệ... ra vỉa hè, người đi bộ chỉ còn cách đi xuống lòng đường.

 Đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) giờ tan tầm luôn trong tình trạng ùn tắc, dòng người nhích từng chút một để di chuyển. Thế nhưng, nhiều người bán hàng rong vẫn tràn ra lòng đường để buôn bán khiến tình trạng kẹt xe thêm nghiêm trọng.

Đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) giờ tan tầm luôn trong tình trạng ùn tắc, dòng người nhích từng chút một để di chuyển. Thế nhưng, nhiều người bán hàng rong vẫn tràn ra lòng đường để buôn bán khiến tình trạng kẹt xe thêm nghiêm trọng.

 Cũng trên tuyến đường này, nhiều cửa hàng bày biện chậu cảnh, cây cảnh để buôn bán khiến người đi bộ không còn lối đi.

Cũng trên tuyến đường này, nhiều cửa hàng bày biện chậu cảnh, cây cảnh để buôn bán khiến người đi bộ không còn lối đi.

 Tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa (đi qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận) nhộn nhịp với các hàng quán ăn uống. Một phần vỉa hè được bày bàn ghế, trưng bảng hiệu và là nơi đỗ xe cho khách.

Tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa (đi qua các quận 1, 3, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận) nhộn nhịp với các hàng quán ăn uống. Một phần vỉa hè được bày bàn ghế, trưng bảng hiệu và là nơi đỗ xe cho khách.

 Sở GTVT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM về rà soát hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ để xây dựng đề án thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Trong đó, Sở GTVT đã liệt kê ra các trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố phải đóng phí. Sở Tư pháp và các địa phương đang rà soát và sẽ tiến hành thu phí trong thời gian tới.

Sở GTVT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM về rà soát hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ để xây dựng đề án thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Trong đó, Sở GTVT đã liệt kê ra các trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố phải đóng phí. Sở Tư pháp và các địa phương đang rà soát và sẽ tiến hành thu phí trong thời gian tới.

Vỉa hè TP.HCM vẫn lộn xộn, nhếch nhác Sau nhiều lần thực hiện chiến dịch dẹp vỉa hè, các tuyến đường trung tâm quận 1 (TP.HCM) tiếp tục bị lấn chiếm, hàng quán lộn xộn, người đi bộ phải xuống lòng đường.

Chí Hùng - Anh Nhàn

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/via-he-tphcm-bi-hang-quan-bai-do-xe-tu-phat-chiem-het-loi-di-post1418746.html