Việc loại trừ Nga khỏi G20 dẫn đến vấn đề nghiêm trọng với Mỹ và châu Âu

Nỗ lực tìm cách loại trừ Nga khỏi G20 (Nhóm 20 nền kinh tế lớn) bị xem là sai lầm lớn nhất của Mỹ và châu Âu.

Phương Tây đã cho thấy sai lầm lớn trong quan hệ với Moskva khi tìm cách loại trừ Nga khỏi G20, cựu Đại sứ Singapore tại Liên hợp quốc - ông Kishore Mahbubani chia sẻ ý kiến của mình trên tạp chí National Interest.

Phương Tây đã cho thấy sai lầm lớn trong quan hệ với Moskva khi tìm cách loại trừ Nga khỏi G20, cựu Đại sứ Singapore tại Liên hợp quốc - ông Kishore Mahbubani chia sẻ ý kiến của mình trên tạp chí National Interest.

Mỹ và các đồng minh đã áp đặt một số gói trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga, đồng thời chuyển giao số vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD cho Ukraine và dự kiến sẽ tiếp tục viện trợ nhiều hơn nữa.

Mỹ và các đồng minh đã áp đặt một số gói trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga, đồng thời chuyển giao số vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD cho Ukraine và dự kiến sẽ tiếp tục viện trợ nhiều hơn nữa.

Theo ông Kishore Mahbubani, tâm trạng chiến thắng đang ngự trị ở thủ đô các nước phương Tây ngày nay, những chính trị gia Anh và Mỹ tuyên bố thành công của chính sách đối với Liên bang Nga. Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý với nhận định này.

Theo ông Kishore Mahbubani, tâm trạng chiến thắng đang ngự trị ở thủ đô các nước phương Tây ngày nay, những chính trị gia Anh và Mỹ tuyên bố thành công của chính sách đối với Liên bang Nga. Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý với nhận định này.

“Một cơn sóng thần mới của chủ nghĩa chiến thắng đang quét qua các thủ đô phương Tây, đặc biệt là Washington và London”, người đối thoại của tờ National Interest lưu ý.

“Một cơn sóng thần mới của chủ nghĩa chiến thắng đang quét qua các thủ đô phương Tây, đặc biệt là Washington và London”, người đối thoại của tờ National Interest lưu ý.

Giới lãnh đạo của Mỹ và Anh ghi nhận công lao đối với việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, cũng như sự ủng hộ từ hàng chục quốc gia phương Tây khác đối với những biện pháp này.

Giới lãnh đạo của Mỹ và Anh ghi nhận công lao đối với việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, cũng như sự ủng hộ từ hàng chục quốc gia phương Tây khác đối với những biện pháp này.

Nhưng theo chuyên gia người Singapore, có một số “điểm trừ” trong cái gọi là chiến thắng của phương Tây. Thế giới phương Tây chỉ chiếm 12% dân số thế giới, trong khi phần còn lại của nhân loại không có chung sự nhiệt tình của người Mỹ và người Anh.

Nhưng theo chuyên gia người Singapore, có một số “điểm trừ” trong cái gọi là chiến thắng của phương Tây. Thế giới phương Tây chỉ chiếm 12% dân số thế giới, trong khi phần còn lại của nhân loại không có chung sự nhiệt tình của người Mỹ và người Anh.

“Phần lớn phần còn lại của thế giới (88%) thực sự bị sốc khi không có một tiếng nói lớn nào của phương Tây ủng hộ hòa bình ở Ukraine. Thay vào đó, họ chỉ nghe thấy tiếng trống chiến tranh ầm ĩ”, cựu Đại sư Singapore tại Liên hợp quốc cho biết.

“Phần lớn phần còn lại của thế giới (88%) thực sự bị sốc khi không có một tiếng nói lớn nào của phương Tây ủng hộ hòa bình ở Ukraine. Thay vào đó, họ chỉ nghe thấy tiếng trống chiến tranh ầm ĩ”, cựu Đại sư Singapore tại Liên hợp quốc cho biết.

Bước đi sai lầm của phương Tây trong quan hệ với Nga còn thể hiện ở những nỗ lực phi lý nhằm cố gắng loại Nga ra khỏi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Indonesia vừa qua.

Bước đi sai lầm của phương Tây trong quan hệ với Nga còn thể hiện ở những nỗ lực phi lý nhằm cố gắng loại Nga ra khỏi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Indonesia vừa qua.

Trong khi các nước G7 ủng hộ việc trục xuất Nga khỏi G20 chỉ chiếm khoảng 11% dân số thế giới thì những quốc gia còn lại của hội nghị thượng đỉnh không ủng hộ điều này và họ chiếm hơn 40% dân số thế giới.

Trong khi các nước G7 ủng hộ việc trục xuất Nga khỏi G20 chỉ chiếm khoảng 11% dân số thế giới thì những quốc gia còn lại của hội nghị thượng đỉnh không ủng hộ điều này và họ chiếm hơn 40% dân số thế giới.

Do đó nếu như Mỹ và châu Âu vẫn khăng khăng đòi cô lập Nga, họ có nguy cơ phải gánh chịu các vấn đề với phần còn lại của thế giới. Những người sau này không thích thái độ của phương Tây đối với Liên bang Nga, và sợ rằng điều gì đó tương tự có thể xảy ra với họ.

Do đó nếu như Mỹ và châu Âu vẫn khăng khăng đòi cô lập Nga, họ có nguy cơ phải gánh chịu các vấn đề với phần còn lại của thế giới. Những người sau này không thích thái độ của phương Tây đối với Liên bang Nga, và sợ rằng điều gì đó tương tự có thể xảy ra với họ.

Về vấn đề này, các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào thế giới phương Tây, đồng thời tìm cách liên kết để xây dựng các hệ thống chính trị và tài chính mới.

Về vấn đề này, các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào thế giới phương Tây, đồng thời tìm cách liên kết để xây dựng các hệ thống chính trị và tài chính mới.

Ngoài ra, châu Âu phải nhớ rằng Nga là nước láng giềng của mình và việc các chính trị gia tại cựu lục địa chọc giận Tổng thống Vladimir Putin không vì quyền lợi của người dân châu Âu.

Ngoài ra, châu Âu phải nhớ rằng Nga là nước láng giềng của mình và việc các chính trị gia tại cựu lục địa chọc giận Tổng thống Vladimir Putin không vì quyền lợi của người dân châu Âu.

“Nước Nga sẽ không biến mất. Một Liên bang Nga hoàn toàn giận dữ và xa lánh chắc chắn không có lợi gì cho châu Âu".

“Nước Nga sẽ không biến mất. Một Liên bang Nga hoàn toàn giận dữ và xa lánh chắc chắn không có lợi gì cho châu Âu".

Ông Kishore Makhbubani đưa ra kết luận của mình: Nga vẫn là một nước láng giềng của người dân châu Âu trong 1.000 năm tới, và sẽ có quan hệ khá tốt với hầu hết các quốc gia thuộc thế giới bên ngoài phương Tây.

Ông Kishore Makhbubani đưa ra kết luận của mình: Nga vẫn là một nước láng giềng của người dân châu Âu trong 1.000 năm tới, và sẽ có quan hệ khá tốt với hầu hết các quốc gia thuộc thế giới bên ngoài phương Tây.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/viec-loai-tru-nga-khoi-g20-dan-den-van-de-nghiem-trong-voi-my-va-chau-au-post510066.antd