Viên gan B: Kẻ giết người thầm lặng
Chủ quan không điều trị viêm gan B nhiều năm, nam thanh niên bàng hoàng khi phát hiện ung thư biểu mô tế bào gan.
Nam thanh niên 36 tuổi, trú tại Hà Nội biết mình mắc bệnh viêm gan B nhiều năm, nhưng anh vẫn bỏ ngoài tai việc tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Trong lần đi khám tình cờ gần đây, anh và gia đình vô cùng bất ngờ với kết quả ung thư biểu mô tế bào gan, cần điều trị để tránh hậu quả khôn lường.
<
< td />
Ảnh minh họa.
Mặc dù biết mình bị viêm gan B nhiều năm nay, nhưng nam thanh niên này vẫn chủ quan, thờ ơ không điều trị.
Trong lần kiểm tra định kỳ mới đây tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bệnh nhân và gia đình vô cùng bất ngờ với kết luận ung thư biểu mô tế bào gan.
Nhận kết quả trong sự bàng hoàng, bệnh nhân chia sẻ, trong lần khám này, tôi không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như không đau tức ngực, không ho, không khó thở, không gầy sụt cân, không đau bụng, ăn uống bình thường và đại tiểu tiện bình thường nên vẫn nghĩ sức khỏe ổn định như mọi lần.
“Tôi đâu có ngờ bệnh lại diễn biến thầm lặng, nhanh như vậy. Tôi vô cùng ân hận không nghe lời bác sĩ, chỉ vì chủ quan không điều trị viêm gan B mà hậu quả để lại khôn lường như vậy”, bệnh nhân nghẹn ngào nói.
Dựa vào tiền sử viêm gan B nhiều năm, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm đánh giá sức khỏe của lá gan gồm xét nghiệm, siêu âm đo độ đàn hồi mô gan.
Thăm khám cơ quan, bộ phận bình thường. Siêu âm tổng quát có đàn hồi mô gan: hình ảnh khối giảm âm trong gan/Gan nhiễm mỡ độ II. Độ cứng gan tương đương F2 (theo Metavir-LB).
Sau đó, bệnh nhân được chỉ định chụp CT ổ bụng để chẩn đoán xác định tình trạng lá gan. Hình ảnh chụp CT xuất hiện các nốt tổn thương gan phải nghĩ đến các ổ áp xe do sán.
Xét nghiệm chức năng gan, men gan tăng, viêm gan B (dương tính), xét nghiệm đo tải lượng virus HBV-DNA tăng: 2.940.000 (IU/mL) và HBV-DNA tăng tương đương 14.700.000 Copies/mL.
Xét nghiệm PIVKA-II có giá trị hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị, tái phát và tiên lượng ung thư biểu mô tế bào gan tăng cao (kết quả 255 mAU/mL, bình thường
Dựa vào các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và giải phẫu bệnh, kết quả chẩn đoán xác định của bệnh nhân là Carcinoma tế bào gan/Viêm gan B mạn và đái tháo đường type II.
Sau đó, bệnh nhân được bác sĩ giải thích về kết quả Carcinoma tế bào gan (còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gan), đây là tổn thương ác tính của các tế bào biểu mô nhu mô gan, nếu phát hiện muộn thì tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong cao.
Hiện tại sau 2 đợt điều trị bằng nút mạch, đốt sóng cao tần, bệnh nhân may mắn có sức khỏe ổn định, xét nghiệm lại hai marker ung thư gồm AFP, PIVKA-II về giá trị bình thường và sức khỏe được bình phục trở lại.
Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm hay gặp, người dân không nên chủ quan. Bởi bệnh truyền nhiễm này có nguy cơ lây nhiễm gấp 100 lần so với HIV.
Khi bị nhiễm virus viêm gan B, đa số trường hợp (90%) người trưởng thành sẽ có khả năng loại virus viêm gan B ra khỏi cơ thể trong vòng 6 tháng và chỉ có khoảng 9-10% trở thành viêm gan B mạn tính.
Khi bệnh chuyển thành viêm gan B mạn tính thì nguy cơ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan là rất cao.
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.
Ung thư gan giai đoạn đầu thường khó nhận biết, đa số các trường hợp phát hiện bệnh thường ở giai đoạn tiến triển, lúc này gây tốn kém thời gian, chi phí điều trị, cũng như rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân.
Theo bác sĩ nội trú Trần Tiến Tùng, chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, để an tâm lá gan khỏe mạnh, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau tiêm phòng vắc-xin viêm gan B để tạo lá chắn thép bảo vệ sức khỏe, tránh mắc virus HBV;
Kiểm tra định kỳ, nhất là những người có nguy cơ cao như người mắc bệnh về xơ gan, viêm gan B, C, hoặc đi kiểm tra ngay nếu có dấu hiệu bất thường như chán ăn, ăn không ngon miệng, chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi, sụt cân...
Tránh uống bia rượu, hút thuốc lá, không ăn thực phẩm nấm mốc; Thực hiện chế độ ăn uống khoa học như tăng cường rau xanh, đồ ăn ít dầu mỡ, tránh sử dụng đồ chế biến sẵn và chế độ nghỉ ngơi hợp lý;
Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc viêm gan B, C cần tuân thủ điều trị theo tư vấn của bác sĩ (nếu có), cũng như chủ động tầm soát ung thư gan định kỳ để phát hiện bệnh sớm, cũng như tăng hiệu quả chữa trị.
Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/vien-gan-b-ke-giet-nguoi-tham-lang-d189979.html