Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến chủ trì cuộc họp lấy ý kiến dự thảo Đề án của Trung ương
Sáng 13/2, tại Hà Nội, VKSND tối cao tổ chức cuộc họp lấy ý Đề án 'Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khởi kiện vụ án hành chính để đưa ra Tòa án phán quyết đối với trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước'. Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng VKSND tối cao dự và chủ trì cuộc họp.
![Quang cảnh cuộc họp.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_258_51467257/5e8400773139d8678128.jpg)
Quang cảnh cuộc họp.
Tham dự cuộc họp có các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao: Đồng chí Nguyễn Duy Giảng; đồng chí Nguyễn Quang Dũng; đồng chí Hồ Đức Anh; đồng chí Trần Hải Quân; đồng chí Nguyễn Đức Thái.
Cùng dự cuộc họp có các đồng chí Kiểm sát viên VKSND tối cao; lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc VKSND tối cao và Viện trưởng VKSND cấp cao 1, 2, 3...
Đại biểu dự cuộc họp còn có đồng chí Trần Minh Khương, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; đại diện các bộ, ban, ngành gồm: Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, TAND tối cao, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường…
![Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng VKSND tối cao dự và chủ trì cuộc họp.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_258_51467257/f0b19542a40c4d52141d.jpg)
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng VKSND tối cao dự và chủ trì cuộc họp.
Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Viện trưởng VKSND tối cao cho biết, trong nhà nước tiến bộ, đặc biệt là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân thì việc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước là yêu cầu của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào để góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của một đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc của một đất nước.
Ở Việt Nam, nhằm tăng cường bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước...”. Tiếp đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đặt ra nhiệm vụ: “Hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân...”.
![Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại cuộc họp.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_258_51467257/e3ea8819b95750090946.jpg)
Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại cuộc họp.
Thực tế cho thấy, tình trạng gây thất thoát, lãng phí diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực như tài nguyên, môi trường, tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả,... Chính vì vậy, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm: “Tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước. Trọng tâm là: (i) Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí…”.
Đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết thêm, hiện nay, việc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thông qua các cơ chế đã được quan tâm nhưng chưa phát huy được hiệu quả cao.
![Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu, điều hành phần tham luận.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_258_51467257/cbb0a143900d7953201c.jpg)
Đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu, điều hành phần tham luận.
Bên cạnh đó, thực hiện Thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, VKSND tối cao được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương nghiên cứu, xây dựng Đề án: “Nghiên cứu xây dựng cơ chế khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước” để bổ sung cơ chế ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, nhất là cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế để phát hiện kịp thời và phòng ngừa từ sớm, từ xa các vi phạm xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, tránh gây thất thoát lãng phí mà phải xử lý hình sự.
VKSND tối cao nhận thức việc xây dựng Đề án là nhiệm vụ chính trị quan trọng được Trung ương tin tưởng giao cho nên luôn đề cao trách nhiệm, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện Đề án, bảo đảm tuân thủ các quy trình, trong đó đã khảo sát, lấy ý kiến tại nhiều tỉnh ủy, thành ủy địa phương. Kết quả lấy ý kiến tại các cuộc khảo sát đánh giá cao và tán thành về sự cần thiết, nội dung Đề án và bổ sung nhiều ý kiến quan trọng trong xây dựng, hoàn thiện Đề án.
![Đồng chí Trần Minh Khương, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phát biểu tại cuộc họp.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_258_51467257/9b71f782c6cc2f9276dd.jpg)
Đồng chí Trần Minh Khương, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phát biểu tại cuộc họp.
Đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến đề nghị đại biểu các bộ, ban, ngành với tinh thần khách quan, trách nhiệm, phát biểu ý kiến, cung cấp các vấn đề thực tiễn, những luận cứ để làm sáng tỏ các nội dung của Đề án, làm rõ những nội dung mà VKSND tối cao xin ý kiến.
Ý kiến của các đại biểu VKSND tối cao sẽ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Đề án để gửi các cơ quan trung ương và các bộ ngành có liên quan xin ý kiến. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến các cơ quan trung ương, bộ ngành có liên quan, VKSND tối cao sẽ báo cáo đồng chí Chủ tịch nước, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị theo quy định.
![Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, VKSND tối cao phát biểu, trình bày báo cáo đề dẫn tại cuộc họp.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w700_r1/2025_02_13_258_51467257/cb03a4f095be7ce025af.jpg)
Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, VKSND tối cao phát biểu, trình bày báo cáo đề dẫn tại cuộc họp.
Tại cuộc họp, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, đã có 10 ý kiến trao đổi, thảo luận, góp ý vào các nội dung của Đề án. Các ý kiến góp ý thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, có chất lượng này VKSND tối cao sẽ tiếp thu, nghiên cứu để bổ sung vào Đề án.