Việt Nam - Lào: 'Nghĩa tình sắt son, đời đời bền vững'

Thông qua nhiều tiết mục tại Chương trình giao lưu nghệ thuật 'Nghĩa tình sắt son, đời đời bền vững', khán giả hiểu hơn về nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp, tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt Nam - Lào.

 Tối 11/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Lào với chủ đề "Nghĩa tình sắt son, đời đời bền vững". Đây là chương trình tổng hợp, đa sắc màu, tôn vinh tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt - Lào nói chung và của Thừa Thiên Huế, Salavan và Sekong và của 10 tỉnh Việt Nam có chung đường biên giới với Lào.

Tối 11/11, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Lào với chủ đề "Nghĩa tình sắt son, đời đời bền vững". Đây là chương trình tổng hợp, đa sắc màu, tôn vinh tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt - Lào nói chung và của Thừa Thiên Huế, Salavan và Sekong và của 10 tỉnh Việt Nam có chung đường biên giới với Lào.

 Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023", là dịp để cùng nhìn lại, kế thừa truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên nhằm đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận, mối quan hệ thắm thiết ngày càng bền chặt và tiếp tục "đơm hoa, kết trái".

Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện "Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023", là dịp để cùng nhìn lại, kế thừa truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên nhằm đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận, mối quan hệ thắm thiết ngày càng bền chặt và tiếp tục "đơm hoa, kết trái".

 Chương trình được dàn dựng và biểu diễn dưới hình thức âm nhạc, múa, trang phục và thời trang, có sự tham gia của các nghệ sĩ Việt Nam, lưu học sinh Lào tại Huế và nhóm người mẫu.

Chương trình được dàn dựng và biểu diễn dưới hình thức âm nhạc, múa, trang phục và thời trang, có sự tham gia của các nghệ sĩ Việt Nam, lưu học sinh Lào tại Huế và nhóm người mẫu.

 Chương trình nghệ thuật gồm 3 phần chính, tập trung vào các chủ đề: "Trường Sơn một dải - chung nước chung dòng", "Sắc màu biên cương" và "Nghĩa tình sắt son - đời đời bền vững".

Chương trình nghệ thuật gồm 3 phần chính, tập trung vào các chủ đề: "Trường Sơn một dải - chung nước chung dòng", "Sắc màu biên cương" và "Nghĩa tình sắt son - đời đời bền vững".

 Phần một "Trường Sơn một dải - chung nước chung dòng" với tiết mục như: hợp xướng Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người; hát múa Bác Cay Xỏn trong trái tim tôi; hoạt cảnh, độc tấu đàn đá...

Phần một "Trường Sơn một dải - chung nước chung dòng" với tiết mục như: hợp xướng Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người; hát múa Bác Cay Xỏn trong trái tim tôi; hoạt cảnh, độc tấu đàn đá...

 Tiết mục hát múa Xẳng Pằng Phây nói về Lễ hội Xẳng Pằng Phây của nước bạn Lào.

Tiết mục hát múa Xẳng Pằng Phây nói về Lễ hội Xẳng Pằng Phây của nước bạn Lào.

 Tiết mục này được trình diễn bởi các du học sinh Lào mang lại những trải nghiệm văn hóa thú vị cho người xem.

Tiết mục này được trình diễn bởi các du học sinh Lào mang lại những trải nghiệm văn hóa thú vị cho người xem.

 Phần hai "Sắc màu biên cương" với những tiết mục như: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây; Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp, Hoa đẹp Cham Pa... thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống anh hùng, đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tình đoàn kết, gắn bó thủy chung giữa hai nước Việt - Lào rạng rỡ sắc màu biên cương.

Phần hai "Sắc màu biên cương" với những tiết mục như: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây; Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp, Hoa đẹp Cham Pa... thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống anh hùng, đoàn kết, gắn bó của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tình đoàn kết, gắn bó thủy chung giữa hai nước Việt - Lào rạng rỡ sắc màu biên cương.

 Tiết mục biểu diễn thời trang giới thiệu sản phẩm thổ cẩm nghề dệt Dèng của đồng bào Tà Ôi (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Tiết mục biểu diễn thời trang giới thiệu sản phẩm thổ cẩm nghề dệt Dèng của đồng bào Tà Ôi (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).

 Đội văn nghệ lưu học sinh Lào tại Huế mang đến cho khán giả tiết mục giới thiệu trang phục truyền thống của các dân tộc Lào.

Đội văn nghệ lưu học sinh Lào tại Huế mang đến cho khán giả tiết mục giới thiệu trang phục truyền thống của các dân tộc Lào.

 Phần ba "Nghĩa tình sắt son - đời đời bền vững" mang đến cho người xem những tiết mục thể hiện tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt Nam - Lào.

Phần ba "Nghĩa tình sắt son - đời đời bền vững" mang đến cho người xem những tiết mục thể hiện tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt Nam - Lào.

 Ở phần này, khán giả đã được thưởng thức các tiết mục đặc sắc như: Dên Sa Bai; Hà Nội - Viêng Chăn; Thương về Xứ Huế; Tỏa sáng Huế Cố đô - Sải Sắm Phẳn Lào Việt;..

Ở phần này, khán giả đã được thưởng thức các tiết mục đặc sắc như: Dên Sa Bai; Hà Nội - Viêng Chăn; Thương về Xứ Huế; Tỏa sáng Huế Cố đô - Sải Sắm Phẳn Lào Việt;..

 Thông qua nhiều tiết mục biểu diễn âm nhạc, múa, hoạt cảnh, thời trang đặc sắc và hấp dẫn, khán giả đã hiểu hơn về nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp, tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt Nam - Lào, cũng như những thành tựu của nghĩa tình anh em, truyền thống và bền vững hướng đến tương lai của hai đất nước.

Thông qua nhiều tiết mục biểu diễn âm nhạc, múa, hoạt cảnh, thời trang đặc sắc và hấp dẫn, khán giả đã hiểu hơn về nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp, tình hữu nghị thắm thiết đặc biệt Việt Nam - Lào, cũng như những thành tựu của nghĩa tình anh em, truyền thống và bền vững hướng đến tương lai của hai đất nước.

 Kết thúc chương trình, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào đã tặng hoa cho các nghệ sĩ tham gia đêm diễn.

Kết thúc chương trình, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào đã tặng hoa cho các nghệ sĩ tham gia đêm diễn.

Theo Báo điện tử Tổ quốc

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/viet-nam-lao-nghia-tinh-sat-son-doi-doi-ben-vung-post375897.html