Việt Nam nỗ lực trồng hạt cây cà phê chống biến đối khí hậu

Qua hàng thập kỉ, cà phê Abrica vẫn luôn được ưu chuộng nhất thế giới vì loại hạt này đem đến một hương vị phức tạp và tinh tế.

Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều vấn đề, chủ yếu là đối với các nước sản xuất cà phê arabica.

Loại cà phê arabica rất nhạy cảm với sự dao động của nhiệt độ và gặp nhiều khó khăn khi trái đất nóng lên. Vì vậy Robusta – loại cà phê “chị em” với khả năng phát triển trong điều kiện khắc nghiệp dần vươn xa trở thành xu thế mới.

Theo thống kê của chính phủ, Việt Nam sản xuất hơn một nửa sản lượng cà phê robusta của thế giới và ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc chiến cứu cà phê khỏi tác động của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học khẳng định rằng cây cà phê robusta được trồng trên những ngọn đồi ở Tây Nguyên Việt Nam, cứng cáp hơn và cho năng suất cao hơn hầu hết các loại robusta khác trên thế giới, với một số loại cho sản lượng hạt gấp hai hoặc ba lần.

Theo Washington Post, các nhà nghiên cứu đang cố gắng sản xuất “siêu cà phê” chịu khí hậu ở Bảo Lộc.

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, cho biết “Arabica không còn đủ để đáp ứng khẩu vị”. “Còn cà phê robusta của Việt Nam thì ai cũng biết là số một thế giới.”

Việc chuyển đổi sang robusta phần lớn là bắt buộc. Brazil đã trải qua một đợt sương giá nghiêm trọng vào năm 2021 khiến 200.000 ha diện tích trồng chủ yếu là cà phê arabica bị tàn phá và phải mất nhiều thời gian để khôi phục. Tại Honduras, các đồn điền cà phê arabica đã bị tàn phá bởi các cơn bão liên tiếp và những người trồng cà phê ở Colombia đã bị thiệt hại nặng nề bởi lượng mưa thay đổi khó lường.

Năm ngoái, sản lượng thấp từ nhà sản xuất lớn nhất thế giới - Brazil, đã giúp xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt mức kỷ lục 4 tỷ USD, cao hơn 30% so với năm trước. Trong đó hơn 93% cà phê Việt Nam sản xuất là cà phê robusta.

Các nhà nông học đồng ý rằng robusta đã tiến hóa để có khả năng chịu đựng biến động nhiệt độ tốt hơn cà phê arabica. Tại Bảo Lộc thuộc thành phố Đà Lạt, các nhà nghiên cứu Việt Nam và châu Âu đang thử nghiệm các cách để nhân rộng kiểu hình của các giống robusta bản địa đã được chứng tỏ khả năng chống chịu sâu bệnh và nắng nóng đặc biệt.

Một số loại cà phê Robusta đầu tiên sử dụng các kỹ thuật canh tác và chế biến mới, được các giám khảo quốc tế công nhận là có chất lượng cao. Loại cà phê này, được bán với giá cao gấp ba lần so với giá thị trường của cà phê robusta thông thường, nhưng có hương vị trong lành và không có vị đắng, gắt. Đối tượng loại robusta mới này nhắm đến là những người hâm mộ ở Việt Nam, Pháp và Nhật Bản, và những đối tượng muốn nâng danh tiếng của cà phê robusta.

Sahra Nguyen, nhà sáng lập người Mỹ gốc Việt của Nguyen Coffee Supply, cho biết: “Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc sản xuất cà phê robusta mà còn trong việc giáo dục. Nông dân và nhà rang xay ở Việt Nam là chuyên gia khi nói đến cà phê robusta. Họ đã cải tiến các phương pháp chế biến bằng các chất tự nhiên như mật ong và đi tiên phong trong cách lên men trong điều kiện không có oxy để tạo ra hương vị mới.

Tại Bảo Lộc, nỗ lực này đã đến với giống cà phê robusta bản địa mà người dân địa phương gọi là “lùn xanh”.Tên kỹ thuật của nó là “Trường Sơn 5” (TS5) theo tên người nông dân đầu tiên ra mắt nó tại một cuộc thi địa phương. Loại cà phê này dày hạt và chắc, có khả năng chống chọi tốt với các mối đe dọa từ môi trường, từ ký sinh trùng đến bệnh gỉ sắt trên lá cà phê.

Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã công nhận TS5 là giống đặc sản đáng được nghiên cứu và nhân rộng. Và năm ngoái, Liên minh Châu Âu đã bật đèn xanh cho một dự án với nhà kinh doanh hàng hóa ECOM Agroindustrial để kiểm tra cách ghép gốc ghép từ TS5 và các giống cây khỏe khác vào các cây cà phê robusta yếu hơn và có thể là các loài cà phê khác.

Nhà nghiên cứu chính Thuan Sarzynski cho biết, mục tiêu là tạo ra một loại “siêu cà phê” có thể chịu được mọi mối đe dọa từ khí hậu. Ngoài cà phê robusta, dự án đang thử nghiệm với các loại cà phê khác, bao gồm cà phê liberica, loại cà phê có rễ ăn sâu nên có khả năng chống chịu hạn hán. Liberica chiếm chưa đến 2% sản lượng toàn cầu nhưng từ lâu đã được trồng với số lượng nhỏ ở Bảo Lộc. Nhiều nông dân địa phương đã tự ghép cà phê robusta với cà phê liberica để xem liệu nó có thể tạo ra một loại cà phê năng suất cao, chịu hạn trong tương lai hay không.

Đại diện của tập đoàn ECOM Agroindustrial,Thuan Sarzynski giới thiệu cây cà phê robusta tại trang trại thử nghiệm ở tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, vào ngày 14/4. Nguồn: The Washington Post

Đại diện của tập đoàn ECOM Agroindustrial,Thuan Sarzynski giới thiệu cây cà phê robusta tại trang trại thử nghiệm ở tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, vào ngày 14/4. Nguồn: The Washington Post

Các nhà nghiên cứu tự tin rằng ở Việt Nam còn có nhiều giống cà phê robusta khác đáng để nghiên cứu. Nhưng để bảo vệ, nông dân cần ngừng khai thác quá mức đất đai của họ để theo đuổi sản xuất nhiều hơn. Các nhà phân phối cà phê đang thúc giục nông dân sản xuất nhỏ cắt giảm sử dụng phân bón và trồng các loại cây khác - một phương pháp trồng xen canh - để tránh làm cạn kiệt đất đai.

Trong 5 năm qua, người dân Bảo lộc đã khôi phục trang trại cà phê già cỗi, kiệt quệ về trạng thái tự nhiên hơn, với cỏ dại và dây tiêu đen mọc xen kẽ. Cách canh tác này làm cho cà phê robusta mạnh hơn và ngon hơn. Trong tương lai, người dân Bảo Lộc sẽ mang những hạt cà phê của mình tới quảng bá tại sự kiện cà phê lớn nhất ở Bắc Mỹ, từng bước nâng tầm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhà sản xuất cà phê Toi Nguyen đang ở chính nhà máy cà phê của mình.

Nhà sản xuất cà phê Toi Nguyen đang ở chính nhà máy cà phê của mình.

Ly Nguyễn

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/viet-nam-no-luc-trong-hat-cay-ca-phe-chong-bien-doi-khi-hau.html