Trong những năm qua, nhằm tăng cường mạng lưới phòng không, công nghiệp quốc phòng Việt Nam phối hợp với nước ngoài nâng cấp hàng loạt các tổ hợp tên lửa phòng không S-125M lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM với nhiều tính năng hiện đại, tăng cường đáng kể sức chiến đấu. Ảnh: Phòng không – Không quân
Hiện công việc này vẫn đang được tiếp tục, các bộ khí tài mới ưu tiên trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong khi đó đơn vị huấn luyện - giảng dạy phải chờ thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, việc huấn luyện học viên thì không thể chờ đợi, đó là lý do nhóm nghiên cứu Học viện Phòng không - Không quân đã thực hiện đề tài sáng kiến chế tạo thiết bị giả lập trực quan mô phỏng quá trình điều khiển từ xa tổ hợp Pechora-2TM thông qua tủ YK-10-2TM. Ảnh: Phòng không – Không quân
Theo báo QĐND, dựa trên cơ sở thiết bị đầu cuối là tủ điều khiển YK-10-2TM, nhóm nghiên cứu là sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết phần mềm giả lập hoạt động của thiết bị trong quá trình điều khiển cấp và cắt nguồn cung cấp cho tổ hợp S-125-2TM từ xa. Ảnh: Phòng không – Không quân
Sáng kiến giúp học viên dễ dàng hình dung về quy trình và các thao tác thực hành với tổ hợp tổ hợp S-125-2TM trên tủ YK-10-2TM. Với việc sử dụng các nguồn ngữ lập trình bậc cao cũng giúp học viên làm chủ được kỹ thuật thao tác trên máy tính dựa trên các phần mềm hiện đại như Labview, thiết kế thuật toán điều khiển tự động hóa và giao diện đầu cuối bằng ngôn ngữ gốc (tiếng Nga) của thiết bị hoặc chuyển ngữ sang tiếng Việt. Ảnh: QĐND
Do toàn bộ sáng kiến đều do nhóm nghiên cứu tự chủ trên nền các phần mềm lập trình có sẵn nên việc ứng dụng sáng kiến vào trong công tác giảng dạy và huấn luyện rất dễ dàng, không tốn thêm chi phí bổ sung. Cùng với đó, bộ phần mềm giả lập này cũng có thể cung cấp cho học viên để tự thực hành trên máy tính cá nhân trong các giờ tự học hoặc trong giờ nghỉ, ngày nghỉ giúp tăng cường kỹ năng và thao tác thành thục, nhuần nhuyễn; không bị bỡ ngỡ khi chuyển sang thao tác với khí tài thật và tiết kiệm nhiên liệu mở máy trong thời gian huấn luyện.
Hiệu quả của sáng kiến được lãnh đạo Học viện PKKQ đánh giá cao và áp dụng thử nghiệm vào quá trình giảng dạy, thực hành. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu mô phỏng thêm các nội dung liên quan tới khí tài của tổ hợp Pechora-2TM, như các bài kiểm tra tham số SSCĐ của khoang điều khiển YHK-2TM và trụ anten YHB-2TM để nâng cao hiệu quả đào tạo, huấn luyện ở các đầu mối đơn vị. Ảnh: QĐND
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM được thiết kế để chống lại các cuộc tập kích đường không bằng vũ khí công nghệ cao trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Hệ thống cho phép tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao thấp, các mục tiêu có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) nhỏ. Ảnh: Zing
Chương trình nâng cấp tập trung chủ yếu vào cải tiến hệ thống radar điều khiển hỏa lực SNR-125. Theo đó, đài điều khiển SNR-125-2TM có phạm vi bắt mục tiêu diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 0,02m2 ở cự ly 100km (trước nâng cấp chỉ là 80km). Thời gian để khóa một mục tiêu nguy hiểm trong nhóm mục tiêu phát hiện được chỉ mất 3 giây.
Đặc biệt, radar có khả năng theo dõi đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc, dẫn đường tiêu diệt cả 2 mục tiêu bằng 2 tên lửa hoặc một mục tiêu bằng 2 tên lửa. Ngoài ra, đài SNR-125-2TM được bổ sung thêm tổ hợp ngắm quang – điện tử cho phép phát hiện mục tiêu cỡ máy bay tiêm kích ở cự ly 40km.
Về hỏa lực hệ thống, S-125-2TM trang bị 4 bệ phóng cố định 5P73-2TM lắp 4 đạn tên lửa 5V27. Đạn 5V27 nâng cấp cho phép diệt mục tiêu ở tầm bắn xa đến 35km, tầm cao đạt 25km (chưa nâng cấp là 18km), đánh chặn mục tiêu di chuyển tốc độ 900m/s. Ảnh: QĐND
Hệ thống S-125-2TM có xác suất tiêu diệt mục tiêu máy bay chiến thuật từ 85-96%, tên lửa hành trình đạt từ 30-80%, trực thăng đạt 40-85%. Ảnh: QĐND
Khả năng kháng nhiễu chặn tích cực của hệ thống S-125-2TM là 2.700 W/MHz so với 24 W/MHz của S-125 (W/MHz nghĩa là cường độ nhiễu tính bằng công suất phát nhiễu W trên một đơn vị băng thông MHz, chỉ số W/MHz càng cao tính kháng nhiễu càng lớn). Ảnh: QĐND
Theo Hoàng Lê/Kiến thức