Việt Quảng- hiệu sách hoạt động báo chí công khai

Việt Quảng xuất phát từ Việt An - Quảng Nam. Cuối năm 1936, đồng chí Nguyễn Trác mời mỗi phủ, huyện một đồng chí về họp tại nhà đồng chí Phạm Ngọc Kinh ở làng Tân Hạnh, huyện Hòa Vang (Hòa Phước, Hòa Vang). Hội nghị nghe phổ biến nghị quyết của Trung ương... Hội nghị quyết định thành lập Tỉnh ủy lâm thời gồm có 7 đồng chí: Nguyễn Trác, Nguyễn Đức Thiệu, Nguyễn Thành Hãn, Trần Học Giới, Nguyễn Ngọc Kinh, Phan Xuân Hoàng, Nguyễn Thúy, do đồng chí Nguyễn Trác làm Bí thư.

Việt Quảng xuất phát từ Việt An - Quảng Nam. Cuối năm 1936, đồng chí Nguyễn Trác mời mỗi phủ, huyện một đồng chí về họp tại nhà đồng chí Phạm Ngọc Kinh ở làng Tân Hạnh, huyện Hòa Vang (Hòa Phước, Hòa Vang). Hội nghị nghe phổ biến nghị quyết của Trung ương... Hội nghị quyết định thành lập Tỉnh ủy lâm thời gồm có 7 đồng chí: Nguyễn Trác, Nguyễn Đức Thiệu, Nguyễn Thành Hãn, Trần Học Giới, Nguyễn Ngọc Kinh, Phan Xuân Hoàng, Nguyễn Thúy, do đồng chí Nguyễn Trác làm Bí thư.

Nhà sách Việt Quảng xưa...

Nhà sách Việt Quảng xưa...

...và vị trí hiện nay tại đường Bạch Đằng (TP Đà Nẵng).

...và vị trí hiện nay tại đường Bạch Đằng (TP Đà Nẵng).

Năm 1937, Xứ ủy Trung kỳ được lập lại và chọn Đà Nẵng làm nơi đứng chân hoạt động cách mạng. Đồng chí Trịnh Quang Xuân được Xứ ủy giao làm đầu mối liên lạc giữa Tỉnh ủy Quảng Nam và Xứ ủy Trung Kỳ khi cần thiết. Các đồng chí Lê Văn Hiến, Nguyễn Sơn Trà được Xứ ủy phân công gia nhập Đảng xã hội Pháp ở Đà Nẵng để tạo thế hợp pháp trong hoạt động, mặt khác, được giao nhiệm vụ tổ chức cơ quan phát hành sách báo tiến bộ ở Đà Nẵng. Theo tinh thần đó, các đồng chí Lê Văn Hiến, Thái Thị Bôi và Nguyễn Sơn Trà thành lập hiệu sách Việt Quảng, do đồng chí Lê Văn Hiến phụ trách, trên cơ sở hiệu sách do Thái Thị Bôi làm chủ hiệu ở đường Quai Courbert - sau này có ngôi số nhà 102, đường Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng - mặt phía đông chợ Hàn - bên kia đường Bạch Đằng, đối diện chợ Hàn từng có ga xe lửa - Gare de Tourane - Marché, nối Hội An - Đà Nẵng - Cảng - Ga Đà Nẵng.

Từ năm 1949 - 1950, Mặt trận Liên Việt cùng với xã đội Quế Phong (huyện Quế Sơn) xây dựng một lò chén tại làng Lộc Thượng, lấy tên là Lò Chén Liên Việt để lấy lợi nhuận làm tài chính phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau đó không lâu, bà con tín đồ đạo Cao Đài cũng xây dựng một lò chén ở đây lấy tên là Lò Chén Cao Đài. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, các lò chén này đã giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong và ngoài xã. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ rộng rãi ở các chợ lớn trong huyện lúc bấy giờ như: Cây Bùi, Đông Phú, Chợ Đàng, Hương An, Bà Rén, hiệu buôn có tên Việt Quảng ở Hội An và các huyện trong cả tỉnh, thậm chí còn được đưa đi tiêu thụ ở tận Quảng Ngãi, Bình Định.

Hiệu sách Việt Quảng trên danh nghĩa là hiệu sách, thực chất là một cơ quan liên lạc của Xứ ủy Trung Kỳ. Đây là một trong ba cơ sở ở Quảng Nam - Đà Nẵng hoạt động tài chính cho Đảng. Hai cơ sở kia là Lò Chén Việt An, Tiên Phước, do hai đồng chí Huỳnh Lắm và Lê Tuất phụ trách và chiếc xe chở khách của Ba Chung - anh rể của đồng chí Lê Văn Hiến.

Khung cảnh khu vực nhà sách Việt Quảng trước 1975.

Khung cảnh khu vực nhà sách Việt Quảng trước 1975.

Từ đầu năm 1937, báo chí công khai do Đảng ta lãnh đạo, có hàng chục tờ báo, tạp chí nối tiếp nhau ra đời: Báo Lao Động, Thời Báo, Tin Tức, Đời Nay, Sông Hương... Thời kỳ 1936 - 1940, Hiệu sách Việt Quảng - Việt An - Quảng Nam, là trung tâm đại lý sách báo cách mạng ở miền Trung. Hiệu sách còn có các tác phẩm văn học hiện thực của một số nhà văn khá nổi tiếng lúc bấy giờ như Lan Khai, Tam Lang, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… thu hút khách hàng ở khắp nơi các phủ, huyện. Sách báo nhanh chóng trở thành món ăn tinh thần và vũ khí đấu tranh công khai, trực diện của quần chúng cách mạng.

Hiệu sách Việt Quảng không chỉ là đại lý các sách báo tiến bộ mà còn làm đại lý cho hiệu thuốc Đông Tây Y viện (Hà Nội), hiệu đồ gỗ Thái Yên (Vinh), Rượu Dâu (Quảng Bình), sản phẩm của Lò Chén Việt An. Để đứng vững hoạt động công khai và lâu dài, Việt Quảng còn đứng ra làm đại lý thu mua nông sản cung cấp cho các hãng buôn của Pháp. Anh em ‘‘chính trị phạm’’ là những người đi thu mua sắn, bắp... ở các tỉnh miền Trung, qua đó, hợp pháp hóa việc tiếp xúc quần chúng, vận động cách mạng. Từ đấy, hiệu sách Việt Quảng tạo được bộ mặt tấp nập về kinh doanh và công khai hoạt động chính trị. Nhân dân trong tỉnh thường đến Việt Quảng mua sách báo và tìm hiểu chủ trương, đường lối của cách mạng Việt Nam. Có sách báo bị Nam Triều cấm lưu hành ở Trung Kỳ nhưng Đà Nẵng là ‘‘nhượng địa’’ nên vẫn được bán. Việt Quảng cũng trở thành nơi ăn, ở, trao đổi công tác của các đồng chí lãnh đạo Đảng và các đồng chí trong Nam, ngoài Bắc qua lại Đà Nẵng. Việt Quảng là điểm liên kết các đảng viên Cộng sản ở địa phương và trong vùng, thu hút ngày một đông giới trí thức yêu nước, công nhân khuân vác ở các bến tàu, nhà máy đèn, cả binh lính ở các đồn đến đọc và mua báo. Có thể nói, dưới sự chỉ đạo, giúp đỡ của Xứ ủy Trung Kỳ, hiệu sách Việt Quảng là cơ quan của lực lượng hoạt động công khai, hợp pháp và là đầu mối chỉ đạo các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Quảng Nam - Đà Nẵng.

Khung cảnh khu vực nhà sách Việt Quảng trước 1975.

Khung cảnh khu vực nhà sách Việt Quảng trước 1975.

Mùa xuân năm 1937, được tin phái bộ điều tra tình hình Đông Dương của Chính phủ Pháp do Justin Godart cầm đầu đến Việt Nam. Đảng ta phát động quần chúng xuống đường đón phái bộ với những khẩu hiệu: Bãi bỏ thuế thân, Tự do nghiệp đoàn, Tự do ngôn luận, Ân xá tù chính trị... Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, sau khi viên Công sứ Pháp và Tổng đốc Quảng Nam lẩn tránh việc cho phép nhân dân tổ chức đón tiếp Justin Godart, đồng chí Trịnh Quang Xuân và một số đồng chí ở Đà Nẵng nhờ Jean Boneu - thư ký Chi nhánh Đảng xã hội Pháp ở Đà Nẵng can thiệp với viên đốc lý cho phép nhân dân tổ chức đón tiếp phái bộ tại thành phố. Hiệu sách Việt Quảng được Xứ ủy Trung Kỳ chọn làm cơ quan phát động và tổ chức quần chúng đón tiếp Justin Godart.

Trường Thành Chung ở Đà Nẵng được thành lập thu hút số học sinh nghèo theo học bậc trung học miễn phí, ban đêm trường còn mở lớp truyền bá quốc ngữ. Nhân dân lao động hưởng ứng đi học rất đông. Qua việc học, các đồng chí xúc tiến công việc vận động cách mạng. Tham gia dạy học do các đồng chí Trần Tống, Nguyễn Xuân Nhĩ, Nguyễn Đức Thiệu. Trường còn là nơi hội họp bí mật của Đảng và nơi liên lạc với hiệu sách Việt Quảng.

Tháng 8-1939, sau khi có ý kiến của Xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy họp quyết định phân công đống chí Nguyễn Đức Thiệu ra phụ trách Đà Nẵng. Tại đây, đồng chí Nguyễn Đức Thiệu thành lập thêm một chi bộ Đảng ở hiệu sách Việt Quảng. Như vậy, đến lúc này Đà Nẵng có 3 chi bộ Đảng (2 chi bộ đã có là chi bộ thợ may, bồi bếp và chi bộ ca nô, khuân vác) và đủ điều kiện thành lập Thành ủy.

Trên cơ sở đó, đồng chí Nguyễn Đức Thiệu bí mật tổ chức cuộc họp với các đồng chí Bí thư chi bộ tại vườn hoa Con Gà (sau này là vườn hoa trung tâm Đà Nẵng), công bố quyết định thành lập Thành ủy gồm 3 đồng chí: Nguyễn Đức Thiệu, Hà Văn Tính và Nguyễn Ngọc Châu, do đồng chí Nguyễn Đức Thiệu làm Bí thư. Đảng bộ Đà Nẵng có 10 đảng viên với 3 chi bộ, tách khỏi Đảng bộ Quảng Nam, trực thuộc sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kỳ.

Có một thời gian Nguyễn Sơn Trà làm chủ hiệu sách Việt Quảng, nhà báo Đoàn Bá Từ làm Thư ký. Sở mật thám Đà Nẵng cử mật thám theo dõi hoạt động của Việt Quảng và việc đi lại của các thành viên hiệu sách và những người lạ mặt lui tới hiệu sách. Khi Phan Thanh mất (ngày 4-5-1939) tại Hà Nội, Nguyễn Sơn Trà thay mặt đồng chí, bạn bè Quảng Nam ra dự Lễ truy điệu và đọc diễn văn tiễn đưa, thương tiếc. Nguyễn Sơn Trà mang về nhiều bức ảnh của Phan Thanh, treo ở hiệu sách để giới thiệu với bạn đọc. Trịnh Quang Xuân sáng tác bài vè Phan Thanh, được Việt Quảng cho in và phổ biến rộng rãi.

Vào đầu năm 1940, Sở mật thám Pháp khám xét Việt Quảng. Tháng 5-1940, thực dân Pháp ở Đà Nẵng bắt Lê Văn Hiến và Nguyễn Sơn Trà, một tháng sau bắt Đoàn Bá Từ đày đi Kon Tum, ra lệnh đóng cửa hiệu sách Việt Quảng. Tháng 6 - 1940, hiệu sách Việt Quảng chấm dứt hoạt động.

HỒ DUY LỆ

Nguồn CAĐN: https://cadn.com.vn/viet-quang-hieu-sach-hoat-dong-bao-chi-cong-khai-post296846.html