Việt Trì phát triển nông nghiệp đô thị

PTĐT - Nhằm xây dựng thành phố Việt Trì xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền thành phố đã tập trung đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội.

HTX nông nghiệp công nghệ cao Việt Trì Ecofarm trồng chủ yếu giống dưa lưới và dưa vàng trong nhà màng, theo mô hình VietGAP cho năng suất, chất lượng quả, giá trị thu nhập cao.

HTX nông nghiệp công nghệ cao Việt Trì Ecofarm trồng chủ yếu giống dưa lưới và dưa vàng trong nhà màng, theo mô hình VietGAP cho năng suất, chất lượng quả, giá trị thu nhập cao.

PTĐT - Nhằm xây dựng thành phố Việt Trì xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền thành phố đã tập trung đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh ưu tiên đầu tư cho phát triển công nghiệp, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn theo từng giai đoạn cụ thể. Trong đó tiến hành quy hoạch chi tiết vùng sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch hạ tầng nông nghiệp; chuyển đổi và sử dụng hợp lý quỹ đất nông nghiệp nhằm phát huy hết công năng diện tích, tạo mọi điều kiện để nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung chuyên canh.
Ông Phan Thanh Dương-Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: Triển khai chương trình kinh tế nông nghiệp đô thị, thành phố xác định việc đầu tiên cần thực hiện chính là thay đổi tập quán sản xuất tự cung, tự cấp của người dân; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó là xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, áp dụng các chính sách ưu đãi về sử dụng đất, vốn; xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, đưa những giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất… Đồng thời hỗ trợ xây dựng và tạo lập nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng điểm giao dịch, chợ đầu mối để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.Đối với thành phố, nguồn cung sản phẩm nông nghiệp an toàn có vai trò quan trọng bởi thành phố dân số đông, có trình độ và thu nhập cao, đòi hỏi nguồn cung phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như phát triển nông nghiệp đô thị một cách bền vững, thành phố đã có những chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích nông nghiệp phát triển theo từng giai đoạn với nhiều hình thức. Giai đoạn đầu của kế hoạch, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ đại trà nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hình thức này được áp dụng cho đối tượng là các hộ nông dân, nhóm hộ nông dân thuộc tất cả các phường, xã trên địa bàn thành phố có diện tích gieo trồng; quy mô hỗ trợ được quy định riêng cho từng mô hình. Giai đoạn tiếp theo thực hiện cơ chế hỗ trợ 1 lần/diện tích trồng mới; đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác.Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật đã mở ra triển vọng gia tăng giá trị nông sản và thu nhập cho nông dân. Đến nay, ngoài mô hình nhân rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, trên địa bàn thành phố đã hình thành các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, an toàn sinh học như: Rau xanh an toàn, dưa lưới, dưa vàng, nho đen không hạt, bưởi Diễn; thanh long đỏ; măng tây... góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, đời sống người dân khu vực nông thôn cải thiện, tạo nên diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn thành phố. Ông Bùi Mạnh Quảng-Chủ tịch UBND xã Sông Lô nói về sự thay đổi kinh tế ở địa phương khi áp dụng vùng chuyên canh tập trung: Nhờ có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị, từ việc tạo quỹ đất, hỗ trợ phân bón, giống, vật tư, kỹ thuật... trên địa bàn xã đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như lúa chất lượng cao, rau an toàn, chuối tây Thái Lan, bưởi Diễn, các loại hoa cao cấp... Cùng với đó nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm đã được thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai thực hiện, xây dựng nhãn hiệu tập thể, chứng nhận vùng sản xuất đạt an toàn thực phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm sản xuất có đầu ra, tạo sự ổn định, nông dân yên tâm gắn bó với đồng đất. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 42 triệu đồng/năm; giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha canh tác và nuôi trồng đạt 110 triệu đồng.Cũng như Sông Lô, các xã, phường có diện tích đất nông nghiệp trong thành phố đều chủ động tìm hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Tại xã Hùng Lô, hiện xã có 2 HTX đang hoạt động là HTX nông nghiệp hữu cơ Hùng Lô và HTX nông nghiệp công nghệ cao Việt Trì Ecofarm. Trong đó, HTX nông nghiệp công nghệ cao Việt Trì Ecofarm tập trung trồng chủ yếu dưa lưới và dưa vàng trong nhà lưới, theo mô hình VietGAP hướng tới liên kết chuỗi nông sản an toàn, cho năng suất, chất lượng quả, giá trị thu nhập cao, HTX nông nghiệp hữu cơ Hùng Lô trồng thử nghiệm 4.000 gốc nho đen không hạt và 2.000 gốc thanh long ruột đỏ, năm 2019 đã cho thu hoạch khoảng 500 triệu đồng. Các HTX đã đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế và tạo việc làm ổn định cho lao động của địa phương.Việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị của thành phố không chỉ giúp nâng cao giá trị sử dụng đất; tăng thu nhập cho người lao động mà còn giúp nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra, nông nghiệp đô thị còn góp phần tạo môi trường sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với con người, xã hội; tạo việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

Phương Thảo

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/kinh-te/202010/viet-tri-phat-triennong-nghiep-do-thi-173407