VNVC sắp có vaccine phòng tay chân miệng

Vaccine tay chân miệng giúp phòng ngừa chủng virus Enterovirus 71 (EV71) gây tử vong cao cho trẻ em, hiệu quả gần 97%, có thể tiêm từ 2 tháng tuổi.

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Công ty dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) để đưa về Việt Nam nhiều loại vaccine mới, đặc biệt là vaccine phòng chủng gây bệnh tay chân miệng nặng nhất EV71. Gần đây, các đợt dịch tay chân miệng lớn tại Việt Nam đều có liên quan đến EV71. Đợt bùng phát bệnh lớn diễn ra gần đây nhất vào năm 2023 có hơn 180.000 trẻ mắc, nhiều ca gặp biến chứng, phải thở máy, lọc máu và 31 ca tử vong.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và ông Hervé Profit, Giám đốc Cấp cao, Công ty Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) ký bản ghi nhớ hợp tác, hướng đến nỗ lực sớm đưa vaccine phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và ông Hervé Profit, Giám đốc Cấp cao, Công ty Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) ký bản ghi nhớ hợp tác, hướng đến nỗ lực sớm đưa vaccine phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam.

Substipharm Biologics là công ty vaccine và sinh học thuộc Tập đoàn Substipharm của Pháp với 30 năm hoạt động trên toàn cầu. Trên thế giới, Substipharm Biologics hiện là đơn vị sở hữu vaccine Imojev phòng viêm não Nhật Bản, mua lại từ Sanofi (Pháp). Vaccine này đã được VNVC cùng Sanofi đưa về Việt Nam từ năm 2019, hiện đang được phân phối rộng rãi, giúp bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu trẻ em và người lớn tại Việt Nam giống như các nước trên thế giới.

VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng hàng đầu Việt Nam với gần 220 trung tâm trên khắp các tỉnh thành. VNVC cung cấp đầy đủ gần 50 loại vaccine phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và người lớn. Trong hơn 8 năm qua, bên cạnh Imojev, VNVC đã cùng các hãng dược phẩm và vaccine lớn đưa về Việt Nam hàng chục loại vaccine mới, vaccine thế hệ mới, vaccine quan trọng khác như sốt xuất huyết, zona thần kinh, phế cầu 13, phế cầu 23, não mô cầu B thế hệ mới… Hệ thống đang tiến hành xây dựng nhà máy vaccine theo các tiêu chuẩn cao cấp của châu Âu, WHO, FDA với quy mô hơn 2.000 tỷ đồng tại Long An nhằm chủ động sản xuất sinh phẩm và vaccine chất lượng cao, cung ứng cho Việt Nam.

Nhà máy vaccine và sinh phẩm VNVC dự kiến khởi công trong năm 2025.

Nhà máy vaccine và sinh phẩm VNVC dự kiến khởi công trong năm 2025.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Hervé Profit, Giám đốc Cấp cao, Công ty Substipharm Biologics, cho biết quan hệ hợp tác với VNVC là bước tiến quan trọng để Substipharm Biologics mở rộng thêm cơ hội mang về cho Việt Nam thêm nhiều vaccine chất lượng cao bảo vệ sức khỏe cho người dân với nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn.

Vaccine phòng bệnh tay chân miệng sản xuất với công nghệ hiện đại, được khuyến nghị cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa uy tín hàng đầu thế giới The Lancet cho thấy vaccine an toàn và có hiệu quả bảo vệ cao đến 96,8%, duy trì miễn dịch lâu dài giúp chống lại bệnh tay chân miệng do phân nhóm EV71 lưu hành gần đây ở bất kỳ độ nặng nào.

Trẻ nhỏ tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mai Thảo

Trẻ nhỏ tiêm vaccine phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mai Thảo

Đánh giá cao ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Substipharm Biologics, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho biết sự kiện ký kết là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của các bên về việc cùng nhau sớm đưa về Việt Nam loại vaccine mới, rất cần thiết để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, hoành hành nhiều năm qua tại Việt Nam, nguy cơ gây tử vong rất cao cho trẻ em.

"Tay chân miệng là bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế, do đó, 2 bên cùng hy vọng có được nguồn cung ứng đầy đủ để có thể đảm bảo nhanh chóng triển khai tiêm chủng rộng khắp cho trẻ em, kịp thời phòng bệnh", ông Ngô Chí Dũng nói.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ năm 2019, tổng chi phí do bệnh tay chân miệng gây ra tại Việt Nam có thể lên đến 90,7 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đồng) mỗi năm. Ước tính chi phí chung cho một ca điều trị tay chân miệng ở Việt Nam năm 2016-2017 là 400 USD (hơn 10 triệu đồng), ca nặng mất khoảng 1.400 USD (hơn 35 triệu đồng).

Tay chân miệng do hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Trong khi đó, EV71 gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguy cơ mắc bệnh nặng do EV71 tăng 16 lần so với nhiễm các chủng virus tay chân miệng khác.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/vnvc-sap-co-vaccine-phong-tay-chan-mieng-20250224142425569.htm