Vỡ bát đĩa nhiều, người phụ nữ tự sáng chế máy rửa bát
Do người hầu thường xuyên làm vỡ những chiếc bát bằng gốm của gia đình nên một người phụ nữ Mỹ tên Josephine Garis Cochran đã phát minh ra máy rửa bát.

Vào 6 tháng năm 1893, Chicago (Mỹ) trở nên náo nhiệt. Hơn 27 triệu người tới tham gia sự kiện: Triển lãm Thế giới Columbia hay còn gọi là Hội chợ Thế giới. Tại đây, phát minh thu hút nhiều sự chú ý hơn cả là máy rửa bát Garis - Cochran. Đây là sáng chế duy nhất do một phụ nữ tạo ra khi ấy. Ảnh: US Patent and Trademark Office.

Hơn 200 chiếc đĩa bẩn được chất lên các giá của máy rửa bát Garis - Cochran, đẩy vào bên trong thùng chứa bố trí nhiều ròng rọc và bánh răng. Hai phút sau, những chiếc đĩa sạch bóng được mang ra. Cỗ máy này không chỉ để trưng bày mà nhiều nhà hàng tại hội chợ đã dùng nó để rửa hàng chục nghìn chiếc đĩa mỗi ngày. Ảnh: US Patent and Trademark Office.

Phát minh máy rửa bát Garis - Cochran còn nhận được giải thưởng cho "cấu trúc cơ khí tốt, bền và phù hợp với công việc". Đây là khoảnh khắc đột phá với nhà phát minh Josephine Garis Cochran - người sẽ cách mạng hóa hướng phát triển của thiết bị gia dụng phổ biến ngày nay. Ảnh: US Patent and Trademark Office.

Bà Cochran sinh ở quận Ashtabula, bang Ohio, Mỹ vào tháng 3/1839. Bà lớn lên trong gia đình có truyền thống tạo ra những sáng chế giúp thay đổi cuộc sống của nhân loại. Trong đó, ông cố của bà đã nhận một trong những bằng phát minh đầu tiên cho tàu thủy hơi nước. Cha của bà là kỹ sư dân dụng vận hành một số nhà máy ở Ohio và Indiana. Ảnh: Museum of Science and Industry, Chicago/Getty Images Museum of Science and Industry, Chicago.

Sau khi mẹ bà qua đời, bà Cochran chuyển tới ở cùng chị gái tại Illinois. Tại đó, bà gặp William Cochran. Năm 1858, bà Cochran, 19 tuổi, kết hôn với ông William, người lớn hơn bà 9 tuổi. Là vợ của một thương gia thành công, bà có cuộc sống khá thoải mái. Ảnh: US Patent and Trademark Office.

Vợ chồng bà Cochran chuyển tới một ngôi nhà lớn ở Shelbyville, Illinois, sống cùng vài người hầu. Họ thường giao thiệp với hàng xóm và sử dụng bộ gốm sứ Trung Quốc thế kỷ 17 gia truyền của bà để tiếp khách. Ảnh: Chicago History Museum/Getty Images Chicago History Museum.

Vợ chồng bà Cochran chuyển tới một ngôi nhà lớn ở Shelbyville, Illinois, sống cùng vài người hầu. Họ thường giao thiệp với hàng xóm và sử dụng bộ gốm sứ Trung Quốc thế kỷ 17 gia truyền của bà để tiếp khách. Ảnh: Chicago History Museum/Getty Images Chicago History Museum.

Do vậy, bà Cochran đã dồn sức lực vào phát triển máy rửa bát. Về sau, bà thuê thợ cơ khí George Butters để có thể giúp chế tạo nguyên mẫu từ bản vẽ. Ảnh: messynessychic.

Chỉ vài ngày sau Giáng sinh năm 1886, bà Cochran nhận được bằng sáng chế cho máy rửa bát. Dù cỗ máy không phải sản phẩm đầu tiên loại này nhưng thiết kế của bà dùng áp lực tia nước thay vì vật cọ rửa để làm sạch bát đĩa. Đây là một ý tưởng cách mạng mà máy rửa bát hiện đại vẫn dùng. Bà hy vọng máy rửa bát Garis - Cochran sẽ giúp giảm bớt gánh nặng dọn dẹp cho phụ nữ. Ảnh: messynessychic.

Nhờ hành công ở Hội chợ Thế giới Chicago năm 1983, bà Cochran nhận được nhiều đơn đặt hàng máy rửa bát Garis - Cochran. Không chỉ khách sạn và nhà hàng, nhiều bệnh viện cũng mua và sử dụng sáng chế của bà. Ảnh: messynessychic.
Mời độc giả xem video: Gặp gỡ Người Việt sáng chế chiếc khẩu trang đầu tiên chống lại 99% virus Sars-CoV-2. Nguồn: VTV24.