VQG Cúc Phương tiếp nhận 5 cá thế tê tê Java: Loài quý hiếm!

Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết đã cứu hộ và tiếp nhận an toàn 5 cá thể tê tê Java từ cơ quan chức năng. Tê tê Java thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm nên người dân không được nuôi nhốt.

Vào ngày 15/12, Vườn quốc gia Cúc Phương (VQG Cúc Phương) thông tin đơn vị đã cứu hộ và tiếp nhận an toàn 5 cá thể tê tê Java từ cơ quan chức năng. Trong đó, vào ngày 14/12, VQG Cúc Phương phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đến Hạt Kiểm lâm huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) để tiếp nhận một cá thể tê tê Java do người dân trước đó bàn giao cho kiểm lâm.

Vào ngày 15/12, Vườn quốc gia Cúc Phương (VQG Cúc Phương) thông tin đơn vị đã cứu hộ và tiếp nhận an toàn 5 cá thể tê tê Java từ cơ quan chức năng. Trong đó, vào ngày 14/12, VQG Cúc Phương phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam đến Hạt Kiểm lâm huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) để tiếp nhận một cá thể tê tê Java do người dân trước đó bàn giao cho kiểm lâm.

VQG Cúc Phương cũng tiếp nhận thêm 4 cá thể tê tê do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị bàn giao. Số cá thể này do tổ công tác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an Quảng Trị) phát hiện khi ập vào một phòng trọ ở thị trấn vùng biên Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vào ngày 13/12. Tổ công tác bắt giữ người phụ nữ thuê trọ đang tàng trữ, nuôi nhốt 4 cá thể tê tê còn sống có tổng trọng lượng khoảng 19 kg.

VQG Cúc Phương cũng tiếp nhận thêm 4 cá thể tê tê do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị bàn giao. Số cá thể này do tổ công tác của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an Quảng Trị) phát hiện khi ập vào một phòng trọ ở thị trấn vùng biên Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vào ngày 13/12. Tổ công tác bắt giữ người phụ nữ thuê trọ đang tàng trữ, nuôi nhốt 4 cá thể tê tê còn sống có tổng trọng lượng khoảng 19 kg.

Tê tê Java có tên khoa học là Manis javanica. Loài này thuộc nhóm IB, nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.

Tê tê Java có tên khoa học là Manis javanica. Loài này thuộc nhóm IB, nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.

Thêm nữa, tê tê Java là loài động vật rừng nguy cấp trên toàn cầu, nằm trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Thêm nữa, tê tê Java là loài động vật rừng nguy cấp trên toàn cầu, nằm trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Loài động vật này được ưu tiên bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, sử dụng, mua bán, tiêu thụ dưới mọi hình thức.

Loài động vật này được ưu tiên bảo vệ và nghiêm cấm khai thác, sử dụng, mua bán, tiêu thụ dưới mọi hình thức.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tê tê Java trở thành một trong những loài động vật có vú bị khai thác nhiều nhất ở Đông Nam Á thường bị các đối tượng săn, buôn bán trái phép để đáp ứng nhu cầu làm thịt và thuốc đông y.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tê tê Java trở thành một trong những loài động vật có vú bị khai thác nhiều nhất ở Đông Nam Á thường bị các đối tượng săn, buôn bán trái phép để đáp ứng nhu cầu làm thịt và thuốc đông y.

Thời gian gần đây, số lượng cá thể tê tê Java suy giảm do bị đe dọa bởi sự suy thoái môi trường sống.

Thời gian gần đây, số lượng cá thể tê tê Java suy giảm do bị đe dọa bởi sự suy thoái môi trường sống.

Cá thể tê tê java khi trưởng thành có thân cỡ trung bình, dài 0,4 - 0,65m, trọng lượng 6 - 8 kg. Tại Việt Nam, loài tê tê này phân bố chủ yếu ở các vùng: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Tây Ninh.

Cá thể tê tê java khi trưởng thành có thân cỡ trung bình, dài 0,4 - 0,65m, trọng lượng 6 - 8 kg. Tại Việt Nam, loài tê tê này phân bố chủ yếu ở các vùng: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Tây Ninh.

Tê tê thuộc loài thú nhỏ ăn côn trùng, sống về đêm và toàn thân được bao phủ bởi các vảy keratin. Chúng thích nghi với các sinh cảnh khá đa dạng, một số sống trên cây hoặc bán thời gian trên cây, trong khi các loài khác cư ngụ dưới đất.

Tê tê thuộc loài thú nhỏ ăn côn trùng, sống về đêm và toàn thân được bao phủ bởi các vảy keratin. Chúng thích nghi với các sinh cảnh khá đa dạng, một số sống trên cây hoặc bán thời gian trên cây, trong khi các loài khác cư ngụ dưới đất.

Loài tê tê sử dụng chi trước với vuốt cứng để đào hang trong khi chi sau và đuôi dùng để hỗ trợ và tạo thế cân bằng. Với thức ăn là ăn côn trùng, chúng thường dùng chi trước phá các tổ kiến, mối sau đó sử dụng lưỡi dài, dính để bắt mồi.

Loài tê tê sử dụng chi trước với vuốt cứng để đào hang trong khi chi sau và đuôi dùng để hỗ trợ và tạo thế cân bằng. Với thức ăn là ăn côn trùng, chúng thường dùng chi trước phá các tổ kiến, mối sau đó sử dụng lưỡi dài, dính để bắt mồi.

Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vqg-cuc-phuong-tiep-nhan-5-ca-the-te-te-java-loai-quy-hiem-1786557.html