Vũ khí tác chiến điện tử Pakistan làm tê liệt tiêm kích Ấn Độ

Phía Pakistan tuyên bố, bốn tiêm kích Rafale của Ấn Độ đã bị gây nhiễu điện tử, buộc phải rút lui ở biên giới. Pakistan đã sử dụng máy bay J-10C và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, phá vỡ các cảm biến của Rafale.

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif đã đưa ra một tuyên bố gây sốc: bốn máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Ấn Độ đã bị lực lượng Pakistan gây nhiễu điện tử vào đêm 29-30/4 gần Đường kiểm soát (LoC) ở khu vực Kashmir đang tranh chấp, buộc họ phải rút lui và hạ cánh khẩn cấp ở Srinagar. Ảnh: @Fox News.

Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif đã đưa ra một tuyên bố gây sốc: bốn máy bay chiến đấu Rafale của Không quân Ấn Độ đã bị lực lượng Pakistan gây nhiễu điện tử vào đêm 29-30/4 gần Đường kiểm soát (LoC) ở khu vực Kashmir đang tranh chấp, buộc họ phải rút lui và hạ cánh khẩn cấp ở Srinagar. Ảnh: @Fox News.

Theo bài đăng trên mạng xã hội X trích dẫn tuyên bố của Khawaja Asif, Không quân Pakistan cho biết, họ đã triển khai máy bay chiến đấu Chengdu J-10C do Trung Quốc sản xuất, được hỗ trợ bởi hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, để phá vỡ hệ thống radar và liên lạc của máy bay chiến đấu Rafale thuộc Không quân Ấn Độ. Ảnh: @The New Yorker.

Theo bài đăng trên mạng xã hội X trích dẫn tuyên bố của Khawaja Asif, Không quân Pakistan cho biết, họ đã triển khai máy bay chiến đấu Chengdu J-10C do Trung Quốc sản xuất, được hỗ trợ bởi hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, để phá vỡ hệ thống radar và liên lạc của máy bay chiến đấu Rafale thuộc Không quân Ấn Độ. Ảnh: @The New Yorker.

Cuộc chạm trán này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng Ấn Độ - Pakistan, sau vụ tấn công khủng bố chết người vào ngày 22/4 tại Pahalgam, Kashmir, khiến 26 khách du lịch, chủ yếu là công dân Ấn Độ, thiệt mạng. Ảnh: @ABC News.

Cuộc chạm trán này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng Ấn Độ - Pakistan, sau vụ tấn công khủng bố chết người vào ngày 22/4 tại Pahalgam, Kashmir, khiến 26 khách du lịch, chủ yếu là công dân Ấn Độ, thiệt mạng. Ảnh: @ABC News.

Phía Ấn Độ cáo buộc Pakistan đứng sau vụ tấn công này, Pakistan thì kịch liệt phủ nhận, trong khi cả hai bên đều cũng đang tham gia giao tranh xuyên biên giới dọc theo Đường kiểm soát (LoC) ở khu vực Kashmir. Ảnh: @ABC News.

Phía Ấn Độ cáo buộc Pakistan đứng sau vụ tấn công này, Pakistan thì kịch liệt phủ nhận, trong khi cả hai bên đều cũng đang tham gia giao tranh xuyên biên giới dọc theo Đường kiểm soát (LoC) ở khu vực Kashmir. Ảnh: @ABC News.

Phương tiện truyền thông nhà nước Pakistan, bao gồm PTV News, đưa tin rằng lực lượng không quân của nước này đã phát hiện và truy đuổi các máy bay phản lực Rafale của Ấn Độ đang tiến hành trinh sát gần LoC, buộc họ phải rút lui trong hoảng loạn. Ảnh: @Overt Defense.

Phương tiện truyền thông nhà nước Pakistan, bao gồm PTV News, đưa tin rằng lực lượng không quân của nước này đã phát hiện và truy đuổi các máy bay phản lực Rafale của Ấn Độ đang tiến hành trinh sát gần LoC, buộc họ phải rút lui trong hoảng loạn. Ảnh: @Overt Defense.

Khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif được nhiều hãng thông tấn như Clash Report đồng tình. Họ còn đi xa hơn khi cho rằng, các hệ thống tiên tiến của Rafale đã bị vô hiệu hóa bởi khả năng tác chiến điện tử của Pakistan, một kỳ tích đánh dấu thành tựu công nghệ quan trọng đối với Pakistan và kho vũ khí do Trung Quốc cung cấp. Ảnh: @Army Recognition.

Khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif được nhiều hãng thông tấn như Clash Report đồng tình. Họ còn đi xa hơn khi cho rằng, các hệ thống tiên tiến của Rafale đã bị vô hiệu hóa bởi khả năng tác chiến điện tử của Pakistan, một kỳ tích đánh dấu thành tựu công nghệ quan trọng đối với Pakistan và kho vũ khí do Trung Quốc cung cấp. Ảnh: @Army Recognition.

Được biết, Chengdu J-10C của Pakistan là máy bay chiến đấu đa năng một động cơ do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô của Trung Quốc phát triển. Và Pakistan đã mua ít nhất 25 chiếc máy bay chiến đấu J-10C này. Ảnh: @MilitaryLeak.

Được biết, Chengdu J-10C của Pakistan là máy bay chiến đấu đa năng một động cơ do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô của Trung Quốc phát triển. Và Pakistan đã mua ít nhất 25 chiếc máy bay chiến đấu J-10C này. Ảnh: @MilitaryLeak.

Được giới thiệu với Không quân Pakistan vào tháng 3/2022, Chengdu J-10C là phương tiện chủ chốt trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội của Pakistan để đáp trả việc Ấn Độ mua 36 chiếc máy bay phản lực Rafale từ Pháp. Ảnh: @MilitaryLeak.

Được giới thiệu với Không quân Pakistan vào tháng 3/2022, Chengdu J-10C là phương tiện chủ chốt trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội của Pakistan để đáp trả việc Ấn Độ mua 36 chiếc máy bay phản lực Rafale từ Pháp. Ảnh: @MilitaryLeak.

Được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10B của Trung Quốc, J-10C có thể đạt tốc độ Mach 1.8 (tức hơn 2.200 km/h), và có phạm vi hoạt động khoảng 2.011 km, với các thùng nhiên liệu ngoài. Ảnh: @Battle Machines.

Được trang bị động cơ phản lực cánh quạt WS-10B của Trung Quốc, J-10C có thể đạt tốc độ Mach 1.8 (tức hơn 2.200 km/h), và có phạm vi hoạt động khoảng 2.011 km, với các thùng nhiên liệu ngoài. Ảnh: @Battle Machines.

Hệ thống Radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) của J-10C, được cho là một biến thể của KLJ-10, cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu có độ chính xác cực kỳ cao. Ảnh: @pinterest.

Hệ thống Radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) của J-10C, được cho là một biến thể của KLJ-10, cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu có độ chính xác cực kỳ cao. Ảnh: @pinterest.

Máy bay J-10C cũng được trang bị hỗn hợp các loại vũ khí không đối không và không đối đất, bao gồm tên lửa tầm xa PL-15 có tầm bắn hơn 193 km, và tên lửa tầm ngắn PL-10 có đầu dẫn hồng ngoại tiên tiến. Ảnh: @Militär Aktuell.

Máy bay J-10C cũng được trang bị hỗn hợp các loại vũ khí không đối không và không đối đất, bao gồm tên lửa tầm xa PL-15 có tầm bắn hơn 193 km, và tên lửa tầm ngắn PL-10 có đầu dẫn hồng ngoại tiên tiến. Ảnh: @Militär Aktuell.

Điều khiến J-10C trở nên khác biệt trong bối cảnh này là việc tích hợp các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, mà Asif tuyên bố đã được sử dụng để phá vỡ các máy bay phản lực Rafale. Ảnh: @Militär Aktuell.

Điều khiến J-10C trở nên khác biệt trong bối cảnh này là việc tích hợp các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, mà Asif tuyên bố đã được sử dụng để phá vỡ các máy bay phản lực Rafale. Ảnh: @Militär Aktuell.

Trong khi thông tin chi tiết cụ thể về bộ tác chiến điện tử của J-10C còn khan hiếm, do cách tiếp cận bí mật của Trung Quốc đối với công nghệ quân sự, nhưng các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, bộ tác chiến điện tử của J-10C có thể kết hợp các hệ thống gây nhiễu tương tự như KG300G hoặc KG600, có khả năng can thiệp vào hệ thống radar và liên lạc của đối phương. Ảnh: @PAF Falcons.

Trong khi thông tin chi tiết cụ thể về bộ tác chiến điện tử của J-10C còn khan hiếm, do cách tiếp cận bí mật của Trung Quốc đối với công nghệ quân sự, nhưng các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, bộ tác chiến điện tử của J-10C có thể kết hợp các hệ thống gây nhiễu tương tự như KG300G hoặc KG600, có khả năng can thiệp vào hệ thống radar và liên lạc của đối phương. Ảnh: @PAF Falcons.

Các hệ thống này sử dụng kỹ thuật bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số (DRFM), cho phép chúng ghi lại và thao túng các tín hiệu radar hướng đến, tạo ra các mục tiêu giả, hoặc áp đảo các cảm biến của đối phương. Ảnh: @Global Defense Insight.

Các hệ thống này sử dụng kỹ thuật bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số (DRFM), cho phép chúng ghi lại và thao túng các tín hiệu radar hướng đến, tạo ra các mục tiêu giả, hoặc áp đảo các cảm biến của đối phương. Ảnh: @Global Defense Insight.

Những khả năng như vậy sẽ rất quan trọng trong việc chống lại các hệ thống phòng thủ tinh vi trên máy bay Rafale, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA, vốn được thiết kế để bảo vệ máy bay Rafale khỏi nhiều mối đe dọa. Ảnh: @South China Morning Post.

Những khả năng như vậy sẽ rất quan trọng trong việc chống lại các hệ thống phòng thủ tinh vi trên máy bay Rafale, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA, vốn được thiết kế để bảo vệ máy bay Rafale khỏi nhiều mối đe dọa. Ảnh: @South China Morning Post.

Còn dòng máy bay chiến đấu Dassault Rafale do Pháp sản xuất được Không quân Ấn Độ mua và vận hành từ năm 2020, là máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ nổi tiếng về tính linh hoạt và công nghệ tiên tiến. Ảnh: @Asian Military Review.

Còn dòng máy bay chiến đấu Dassault Rafale do Pháp sản xuất được Không quân Ấn Độ mua và vận hành từ năm 2020, là máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ nổi tiếng về tính linh hoạt và công nghệ tiên tiến. Ảnh: @Asian Military Review.

Được trang bị hai động cơ Snecma M88-2, Rafale đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 (tức hơn 2.200 km/h) và phạm vi hoạt động khoảng 3.701 km. Hệ thống Radar Thales RBE2 AESA của Rafale cung cấp khả năng nhận thức tình huống vượt trội, cho phép nó theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc trên khoảng cách xa. Ảnh: @Dassault Aviation.

Được trang bị hai động cơ Snecma M88-2, Rafale đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 (tức hơn 2.200 km/h) và phạm vi hoạt động khoảng 3.701 km. Hệ thống Radar Thales RBE2 AESA của Rafale cung cấp khả năng nhận thức tình huống vượt trội, cho phép nó theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc trên khoảng cách xa. Ảnh: @Dassault Aviation.

Kho vũ khí của Rafale bao gồm tên lửa không đối không tầm xa Meteor, có tầm bắn hơn 144 km và tên lửa MICA để giao chiến tầm gần. Ảnh: @The National Interest.

Kho vũ khí của Rafale bao gồm tên lửa không đối không tầm xa Meteor, có tầm bắn hơn 144 km và tên lửa MICA để giao chiến tầm gần. Ảnh: @The National Interest.

Máy bay phản lực Rafale của Ấn Độ có căn cứ tại Ambala và Hasimara, nó được trang bị các cải tiến dành riêng cho Ấn Độ, bao gồm màn hình gắn trên mũ bảo hiểm và khả năng mang tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, một loại vũ khí chung của Ấn Độ và Nga được thiết kế để tấn công chính xác. Ảnh: @iStock.

Máy bay phản lực Rafale của Ấn Độ có căn cứ tại Ambala và Hasimara, nó được trang bị các cải tiến dành riêng cho Ấn Độ, bao gồm màn hình gắn trên mũ bảo hiểm và khả năng mang tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, một loại vũ khí chung của Ấn Độ và Nga được thiết kế để tấn công chính xác. Ảnh: @iStock.

Yếu tố cốt lõi trong khả năng sống sót của Rafale là hệ thống SPECTRA do Thales và MBDA phát triển. SPECTRA, viết tắt của Système de Protection et d'Évitement des Conduites de Tir du Rafale, là một bộ tác chiến điện tử toàn diện kết hợp các cảm biến chủ động và thụ động, máy gây nhiễu và máy phân phối mồi nhử để phát hiện, phân tích và vô hiệu hóa các mối đe dọa. Ảnh: @Key Aero.

Yếu tố cốt lõi trong khả năng sống sót của Rafale là hệ thống SPECTRA do Thales và MBDA phát triển. SPECTRA, viết tắt của Système de Protection et d'Évitement des Conduites de Tir du Rafale, là một bộ tác chiến điện tử toàn diện kết hợp các cảm biến chủ động và thụ động, máy gây nhiễu và máy phân phối mồi nhử để phát hiện, phân tích và vô hiệu hóa các mối đe dọa. Ảnh: @Key Aero.

Hệ thống SPECTRA này sử dụng các thuật toán tiên tiến để xác định tín hiệu radar và tên lửa đang tới, triển khai các biện pháp đối phó như mồi bẫy, pháo sáng hoặc gây nhiễu có định hướng để đánh lạc hướng các cảm biến của đối phương. Ảnh: @Aeroflap.

Hệ thống SPECTRA này sử dụng các thuật toán tiên tiến để xác định tín hiệu radar và tên lửa đang tới, triển khai các biện pháp đối phó như mồi bẫy, pháo sáng hoặc gây nhiễu có định hướng để đánh lạc hướng các cảm biến của đối phương. Ảnh: @Aeroflap.

Hệ thống SPECTRA này được ca ngợi vì khả năng chống lại các mối đe dọa tinh vi, bao gồm hệ thống radar của Nga và Trung Quốc, và được coi là một trong những hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhất trên mọi máy bay chiến đấu hiện nay. Ảnh: @19FortyFive .

Hệ thống SPECTRA này được ca ngợi vì khả năng chống lại các mối đe dọa tinh vi, bao gồm hệ thống radar của Nga và Trung Quốc, và được coi là một trong những hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhất trên mọi máy bay chiến đấu hiện nay. Ảnh: @19FortyFive .

Thế nên, tuyên bố của Pakistan cho rằng, máy bay chiến đấu J-10C của họ đã phá vỡ hệ thống SPECTRA là điều phi thường. Hiện tại, phía Ấn Độ vẫn chưa xác nhận thông tin này, nhưng phần nào nó đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về năng lực công nghệ quân sự đang tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc, và nguy cơ thách thức các hệ thống quân sự do phương Tây thiết kế như máy bay chiến đấu Rafale do Pháp chế tạo. Ảnh: @National Security Journal.

Thế nên, tuyên bố của Pakistan cho rằng, máy bay chiến đấu J-10C của họ đã phá vỡ hệ thống SPECTRA là điều phi thường. Hiện tại, phía Ấn Độ vẫn chưa xác nhận thông tin này, nhưng phần nào nó đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về năng lực công nghệ quân sự đang tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc, và nguy cơ thách thức các hệ thống quân sự do phương Tây thiết kế như máy bay chiến đấu Rafale do Pháp chế tạo. Ảnh: @National Security Journal.

Đồng thời, thông tin này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về bối cảnh đang thay đổi của chiến tranh trên không, cũng như sự tinh vi ngày càng tăng của các biện pháp đối phó điện tử. Ảnh: @Wallpaper Abyss.

Đồng thời, thông tin này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về bối cảnh đang thay đổi của chiến tranh trên không, cũng như sự tinh vi ngày càng tăng của các biện pháp đối phó điện tử. Ảnh: @Wallpaper Abyss.

Thiên Đăng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vu-khi-tac-chien-dien-tu-pakistan-lam-te-liet-tiem-kich-an-do-2102779.html