Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên mới

Ngày 16/7/1945, tại bang New Mexico (Mỹ), vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới đã diễn ra tại bãi thử Alamogordo. Nhà sử học quân sự Nga Nikita Buranov đã nói với hãng tin Izvestia về ý nghĩa của sự kiện này đối với lịch sử thế giới.

Bom hạt nhân.

Bom hạt nhân.

Theo ông Nikita Buranov, vụ thử trên cho thấy sự đột phá của kỹ thuật Mỹ và nói không ngoa, ở đó có những bộ óc xuất sắc nhất thời bấy giờ.

Ông Buranov nhắc lại cách vũ khí hạt nhân được sử dụng ở Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản: Đánh bom vào những thành phố yên bình không có cơ sở quân sự. Đây là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. 3 nước Mỹ, Liên Xô và Đức đã tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang và nước Anh cũng có dự án riêng. Người Đức đã bỏ cuộc nhưng kỷ nguyên nguyên tử đã bắt đầu.

Nhà sử học lưu ý rằng, Mỹ hiểu rõ mình có một sức mạnh khổng lồ như thế nào. Quân đội Liên Xô vào thời điểm đó là mạnh nhất theo quy ước, nhưng không phải bây giờ Mỹ mới có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nhờ tài ngoại giao và lãnh đạo Liên Xô, nước này đã có cơ hội san bằng cơ hội với Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang.

Các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở Mỹ được gọi là “Trinity” diễn ra vào năm 1945. Một quả bom plutonium đã được đưa ra thử nghiệm và được coi là sự khởi đầu của kỷ nguyên hạt nhân.

Sau đó, ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử “Baby” của Mỹ được thả xuống Hiroshima của Nhật Bản. Theo nhiều ước tính khác nhau, vào ngày đầu tiên sau vụ nổ, đã có từ 70 đến 100 nghìn người chết và đến cuối năm 1945, số nạn nhân đã tăng lên 140 nghìn.

3 ngày sau, một quả bom khác là “Fat Man” được thả xuống Nagasaki. Sức mạnh của nó đã làm khoảng 74.000 thiệt mạng.

Theo Izvestia

Hải Yến

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/vu-thu-vu-khi-hat-nhan-dau-tien-danh-dau-mot-ky-nguyen-moi-post600949.html