Vụ tiêm kích Su-57 rơi: Truyền thông Nga có tìm ra 'lý do chính đáng'?

Theo truyền thông Nga, chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 vừa rơi khi bay thử nghiệm chỉ là phiên bản chưa được nghiệm thu, vừa mới được ra khỏi nhà máy và chưa được biên chế vào Không quân Nga.

Một chiến đấu cơ Su-57 tàng hình hiện đại của Nga vừa rơi vào hôm qua khi rời nhà máy Komsomolsk sau khi được lắp ráp xong. Rất may mắn trong vụ việc, phi công đã nhảy dù an toàn. Nguồn ảnh: Rumil.

Theo truyền thông Nga, chiếc tiêm kích Su-57 vừa rơi thực ra không phải là thông tin quá đáng lo ngại vì khi này tiêm kích Su-57 mới chỉ vừa ra khỏi nhà máy và bay nghiệm thu, chưa được biên chế về Không quân Nga. Nguồn ảnh: Rumil.

Tất nhiên, vụ tai nạn không được tính cho Không quân Nga, số lượng Su-57 mà Không quân Vũ trụ Nga đang vận hành vẫn chưa hề bị "sứt mẻ" một chiếc nào. Nguồn ảnh: Rumil.

Truyền thông nước này còn cho biết thêm, việc rơi máy bay khi bay thử nghiệm lúc vừa ra khỏi nhà máy là điều khó tránh khỏi. Quá trình lắp ráp một tiêm kích hiện đại sử dụng tới vài trăm nghìn linh kiện, sai sót khi lắp đặt là khó tránh khỏi. Nguồn ảnh: Rumil.

Dù có tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên cũng không ít lần các chiến đấu cơ vừa bước ra khỏi cửa nhà máy đã về với... bãi sắt vụn khi bị rơi tan nát trong lúc bay thử. Đây là điều không thể tránh khỏi ở bất cứ nhà máy lắp ráp nào trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.

Hiện tại, các chuyên gia kỹ thuật của Không quân Nga cùng công ty chế tạo hàng không Sukhoi và các nhân viên đặc phái từ nhà máy Komsomolsk đang tìm kiếm hộp đen của chiếc máy bay trong đống đổ nát để phân tích về nguyên nhân vụ tai nạn. Nguồn ảnh: Rumil.

Nhiều nguồn thạo tin cho biết, có khả năng chiếc Su-57 vừa gặp tai nạn sử dụng động cơ không giống với các động cơ của Su-57 trước đây. Cụ thể, chiếc Su-57 gặp nạn có thể là một trong những chiếc đầu tiên được sử dụng động cơ Izdelie 30. Nguồn ảnh: Rumil.

Loại động cơ này được cho là sẽ giúp máy bay có lực đẩy và khả năng cơ động cao vượt trội so với phiên bản động cơ AL-41F1 hiện đang được sử dụng trên Su-35 và những chiếc Su-57 lô đầu tiên. Nguồn ảnh: Rumil.

Tuy nhiên thông tin trên vẫn chưa được xác nhận vì theo nhiều nguồn tin trước đây, phải tới hết năm 2020 động cơ Izdelie 30 mới được đưa vào thử nghiệm toàn diện. Nguồn ảnh: Rumil.

Mời độc giả xem Video: Pha hạ cánh bất thường của tiêm kích Su-57 khiến nhiều người hoài nghi động cơ của nó có vấn đề.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vu-tiem-kich-su-57-roi-truyen-thong-nga-co-tim-ra-ly-do-chinh-dang-1321505.html