Vụ trẻ mầm non bị cô giáo kéo lê, tát vào mặt: Hành vi phản cảm, vi phạm pháp luật
Những con người có hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em thì giáo viên đó thường là người bị 'lỗi' trong quá trình giáo dục, không đủ phẩm chất đạo đức để tham gia hoạt động nghề nghiệp giáo dục.
Trước đó, vào ngày 14/7, trên mạng xã hội xuất hiện video clip dài hơn 2 phút về việc một giáo viên tát, lôi bé gái ra ngoài dùng chân đá vào người bé khiến cộng đồng mạng bức xúc. Sự việc trên xảy ra vào khoảng gần 15h ngày 13/7.
Liên quan đến thông tin trên, Phòng GD-ĐT TP Tam Điệp (Ninh Bình) xác nhận, sự việc xảy ra tại Trường Mầm non xã Đông Sơn, TP Tam Điệp. Cô giáo Lê Thị Phượng (SN 1984) người có hành động không đúng mực trong clip đã bị đình chỉ do vi phạm trong công tác giảng dạy.
Cô Phượng được phân công giảng dạy lớp 4-5 tuổi tại Trường Mầm non xã Đông Sơn nhưng đã sang lớp 3-4 tuổi có hành động tát vào đầu và tiếp tục kéo lê một tay vào góc khuất phía trong tiếp tục dùng chân đá vào người bé gái Đ.T.B.T (SN 2019).
Toàn bộ hành động của cô giáo này được camera ghi lại và sau đó lan truyền lên mạng xã hội.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, đại diện nhà trường và cô Phượng đã làm việc với gia đình bé T. Trường Mầm non xã Đông Sơn yêu cầu cô Phượng viết bản tường trình. Đồng thời, trường cũng đã báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng.
Liên quan đến sự việc trên, Tiến sĩ Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chia sẻ trên Gia đình & Xã hội, đây không phải là lần đầu tiên học sinh mầm non bị cô giáo bạo hành. Trước đó đã nhiều trường hợp giáo viên hành hạ, đánh đập học sinh gây thương tích, thậm chí dẫn đến các em tử vong. Mặc dù đã rất nhiều giáo viên bị xử lý hình sự với chế tài nghiêm khắc nhưng hành vi bạo hành học sinh ở các cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục mầm non vẫn diễn ra.
nh vi bạo hành học sinh ở các cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục mầm non vẫn diễn ra.
Thực tế cho thấy, có một số giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non không có năng lực trình độ phù hợp, không có bằng cấp chứng chỉ theo quy định. Khi tham gia hoạt động giáo dục trong tình trạng thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm, thiếu đạo đức, không làm chủ cảm xúc hành vi của mình dẫn đến dễ dàng thực hiện hành vi bạo lực trong quá trình làm việc.
Những con người có hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em thì giáo viên đó thường là người bị "lỗi" trong quá trình giáo dục, không đủ phẩm chất đạo đức để tham gia hoạt động nghề nghiệp giáo dục. Những con người đó thường có bản tính tham lam, ích kỷ, coi trọng giá trị lợi ích của mình mà xem nhẹ quyền lợi của người khác. Cái tính xấu đó hằng ngày được che lấp bởi vỏ bọc của người thầy. Nhưng tính ích kỷ, tham lam, bần tiện đó sẽ được bộc lộ khi mất bình tĩnh, khi thiếu sự giám sát của bên thứ ba.
Không phải ngẫu nhiên mà những người đó tự dưng nóng giận vô cớ rồi thực hiện hành vi đánh đập dẫn đến học sinh mà cái suy nghĩ, cái ác đã có "mầm mống", được hình thành và nuôi dưỡng từ trong quá khứ. Nó luôn tiềm ẩn trong con người đó, đến khi điều kiện thuận lợi thì bộc lộ ra bên ngoài trở thành những hành vi tàn ác.
"Có thể nói rằng, để xảy ra những vụ việc học sinh bị bạo hành thì không thể không nhắc đến trách nhiệm, vai trò của cơ quan chức năng trong công tác quản lý giáo dục. Qua nghiên cứu về tình hình tội phạm xâm phạm đến tính mạng của trẻ em, đặc biệt là đối với học sinh cho thấy phần lớn các vụ việc giáo viên hành hạ, đánh đập, sát hại học sinh xảy ra ở bậc mầm non, tiểu học.
Đa số những vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở các cơ sở giáo dục tư thục, bởi nơi đây phần lớn là thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng. Bên canh đó, các cơ sở giáo dục hoạt động không phép sẽ kèm theo là việc tuyển dụng thiếu khách khe, người được tuyển dụng không có trình độ chuyên môn phù hợp", tiến sĩ Cường phân tích.