Vua chúa giả thắt dây an toàn trong lễ rước ở ngoại thành Hà Nội

Lễ hội đền Sái ở huyện Đông Anh (Hà Nội) độc đáo với màn rước kiệu vua chúa và các quan giả, thu hút hàng nghìn người tham dự sáng 20/2.

Sáng 20/2 (11 tháng Giêng âm lịch), lễ hội Đền Sái ở làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) được tổ chức. Ngay từ 7h, những người trong vai vua, chúa và quan đại thần có mặt tại đình làng làm lễ tế.

Sáng 20/2 (11 tháng Giêng âm lịch), lễ hội Đền Sái ở làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) được tổ chức. Ngay từ 7h, những người trong vai vua, chúa và quan đại thần có mặt tại đình làng làm lễ tế.

Ông Lê Vĩnh Nô (76 tuổi) người có vinh dự được dân làng bầu vào vai chúa (mặt đỏ). Còn ông Trần Tiến Tĩnh (73 tuổi) được làm "vua". Cả hai ông là những vị cao niên uy tín trong làng, gia đình gương mẫu, văn hóa, con cháu hạnh phúc, đuề huề.

Ông Lê Vĩnh Nô (76 tuổi) người có vinh dự được dân làng bầu vào vai chúa (mặt đỏ). Còn ông Trần Tiến Tĩnh (73 tuổi) được làm "vua". Cả hai ông là những vị cao niên uy tín trong làng, gia đình gương mẫu, văn hóa, con cháu hạnh phúc, đuề huề.

Lễ hội nổi tiếng với màn rước vua chúa giả, thu hút sự chú ý của cả nghìn người. Trong ảnh, ông Nô được rước từ đình tới đền Sái trong sự bao vây của hàng trăm du khách thập phương về dự hội.

Lễ hội nổi tiếng với màn rước vua chúa giả, thu hút sự chú ý của cả nghìn người. Trong ảnh, ông Nô được rước từ đình tới đền Sái trong sự bao vây của hàng trăm du khách thập phương về dự hội.

Theo sau kiệu "chúa" là kiệu "vua"...

Theo sau kiệu "chúa" là kiệu "vua"...

.... rồi đến đoàn rước kiệu võng những người trong vai quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ.

.... rồi đến đoàn rước kiệu võng những người trong vai quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ.

Buổi rước được hàng chục thanh niên khỏe mạnh nhất của làng đảm nhiệm.

Buổi rước được hàng chục thanh niên khỏe mạnh nhất của làng đảm nhiệm.

Quãng đường từ đình làng ra đền Sái dài hơn 1km, lúc nào cũng có tiếng trống, chiêng tưng bừng. Trong khi rước, kiệu "chúa" được hàng chục thanh niên khỏe mạnh thay nhau khiêng. Cứ đi vài trăm mét lại có nghi thức kiệu xoay. Mỗi lần như vậy, "chúa" an tọa ở trên cao lại vung kiếm thị uy.

Quãng đường từ đình làng ra đền Sái dài hơn 1km, lúc nào cũng có tiếng trống, chiêng tưng bừng. Trong khi rước, kiệu "chúa" được hàng chục thanh niên khỏe mạnh thay nhau khiêng. Cứ đi vài trăm mét lại có nghi thức kiệu xoay. Mỗi lần như vậy, "chúa" an tọa ở trên cao lại vung kiếm thị uy.

Không ít lần kiệu xoay phải dừng lại để "chúa" phải được hạ thấp xuống chỉnh lại trang phục, kiểm tra dây an toàn, uống nước...

Không ít lần kiệu xoay phải dừng lại để "chúa" phải được hạ thấp xuống chỉnh lại trang phục, kiểm tra dây an toàn, uống nước...

Còn "chúa" thỉnh thoảng lại bị bay mũ về phía sau gáy.

Còn "chúa" thỉnh thoảng lại bị bay mũ về phía sau gáy.

Đông đảo người dân đứng xem 2 bên đường làng.

Đông đảo người dân đứng xem 2 bên đường làng.

Bên cạnh đoàn rước có những phụ nữ là thân nhân của vua, chúa giả, mặc áo dài đi mời trầu, nước... Những người đứng hai bên đường mong muốn lộc của 'chúa' và 'vua' sẽ mang lại điều bình an cho mọi người.

Bên cạnh đoàn rước có những phụ nữ là thân nhân của vua, chúa giả, mặc áo dài đi mời trầu, nước... Những người đứng hai bên đường mong muốn lộc của 'chúa' và 'vua' sẽ mang lại điều bình an cho mọi người.

Sau khi được rước từ đình làng, 'vua' làm lễ tế Cao Sơn Đại Vương tại Đền Thượng.

Sau khi được rước từ đình làng, 'vua' làm lễ tế Cao Sơn Đại Vương tại Đền Thượng.

Còn 'chúa' lên Đền Sái bái ngài Huyền Thiên Trấn Vũ.

Còn 'chúa' lên Đền Sái bái ngài Huyền Thiên Trấn Vũ.

Sau đó, 'chúa' đi bộ về Đền Thượng đón 'vua' và thực hiện nghi lễ chính thức.

Sau đó, 'chúa' đi bộ về Đền Thượng đón 'vua' và thực hiện nghi lễ chính thức.

Kết thúc là nghi thức chém ma gà trắng rồi 'vua' và 'chúa' cùng các 'quan' trở về đình làng dưới sự hộ tống của đoàn rước.

Kết thúc là nghi thức chém ma gà trắng rồi 'vua' và 'chúa' cùng các 'quan' trở về đình làng dưới sự hộ tống của đoàn rước.

Sự tích của tục lệ rước vua chúa giả bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng ma gà giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Nhờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.

Chí Hiếu

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vua-chua-gia-that-day-an-toan-trong-le-ruoc-o-ngoai-thanh-ha-noi-2250992.html