'Vua, quan' xuống đường, vi hành bên sông Bạch Đằng lịch sử

Cứ vào mùng 6/3 âm lịch, mỗi người con của quê hương Bạch Đằng Giang lại trở về Khu Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) để dâng nén hương thơm thành kính tưởng nhớ, bày tỏ lòng tri ân đối với những cống hiến, hy sinh anh dũng của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dấu ấn về 3 lần quân dân Đại Việt chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc vào các năm 938, 981 và 1288 vẫn luôn là khúc tráng ca hào hùng vang mãi bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, ghi dấu son chói lọi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Lễ hội Bạch Đằng 2025 được tổ chức trong thời gian 4 ngày từ ngày 3/4 đến ngày 6/4 (tức ngày mùng 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Không gian tổ chức lễ hội tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (Đền Trần Hưng Đạo, Miếu Vua Bà).

Cùng với các nghi lễ truyền thống như lễ rước tượng Đức thánh Trần, Tế “Yết”, Tế “Chính hội”, Tế “Giã hội”, phần hội với các trò chơi dân gian, chương trình văn nghệ, thể thao vui tươi, đặc sắc không chỉ tập trung tái hiện những trận chiến lịch sử với chiến thắng hào hùng năm xưa, mà còn mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa, lịch sử ý nghĩa, được đắm mình trong không khí lễ hội tưng bừng, độc đáo. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc; nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích, văn hóa truyền thống quê hương, đất nước.

Từ sáng sớm, người dân các xã, phường thuộc TX Quảng Yên đã có mặt tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng để chuẩn bị cho nghi lễ dâng hương và rước tượng Đức thánh Trần. Ảnh: Nguyễn Quý.

Từ sáng sớm, người dân các xã, phường thuộc TX Quảng Yên đã có mặt tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng để chuẩn bị cho nghi lễ dâng hương và rước tượng Đức thánh Trần. Ảnh: Nguyễn Quý.

Những mâm lễ được chuẩn bị chu đáo, thể hiện lòng kính trọng của nhân dân đối với Đức Thánh Trần. Ảnh: Nguyễn Quý.

Những mâm lễ được chuẩn bị chu đáo, thể hiện lòng kính trọng của nhân dân đối với Đức Thánh Trần. Ảnh: Nguyễn Quý.

Ngựa của Đức Thánh được chuẩn bị công phu. Ảnh: Nguyễn Quý.

Ngựa của Đức Thánh được chuẩn bị công phu. Ảnh: Nguyễn Quý.

Người dân háo hức xếp hàng chui kiệu khi đoàn rước tượng Đức Thánh Trần đi qua với mong muốn cầu chúc bình an, may mắn. Ảnh: Nguyễn Quý.

Người dân háo hức xếp hàng chui kiệu khi đoàn rước tượng Đức Thánh Trần đi qua với mong muốn cầu chúc bình an, may mắn. Ảnh: Nguyễn Quý.

Nghi lễ xin rước tượng Đức Thánh Trần trong Lễ hội truyền thống Bạch Đằng diễn ra vào 7h sáng 4/4 (tức mùng 7/3 âm lịch). Ảnh: Nguyễn Quý.

Nghi lễ xin rước tượng Đức Thánh Trần trong Lễ hội truyền thống Bạch Đằng diễn ra vào 7h sáng 4/4 (tức mùng 7/3 âm lịch). Ảnh: Nguyễn Quý.

Nghi lễ rước tượng Đức Thánh Trần từ đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà về đình Yên Giang trong buổi sáng ngày 4/4 (tức mùng 7/3 âm lịch) và rước tượng Đức Thánh Trần từ đình Yên Giang về đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà vào ngày 5/4 (tức mùng 8/3 âm lịch). Nghi lễ xin rước tượng Đức Thánh Trần trong Lễ hội truyền thống Bạch Đằng diễn ra vào 7h sáng 4/4 (tức mùng 7/3 âm lịch). Ảnh: Nguyễn Quý.

Nghi lễ rước tượng Đức Thánh Trần từ đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà về đình Yên Giang trong buổi sáng ngày 4/4 (tức mùng 7/3 âm lịch) và rước tượng Đức Thánh Trần từ đình Yên Giang về đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà vào ngày 5/4 (tức mùng 8/3 âm lịch). Nghi lễ xin rước tượng Đức Thánh Trần trong Lễ hội truyền thống Bạch Đằng diễn ra vào 7h sáng 4/4 (tức mùng 7/3 âm lịch). Ảnh: Nguyễn Quý.

Hình ảnh vua, quan thời Trần được tái hiện trong nghi lễ rước. Ảnh: Nguyễn Quý.

Hình ảnh vua, quan thời Trần được tái hiện trong nghi lễ rước. Ảnh: Nguyễn Quý.

Các vị "vua, quan" xuống phố, vi hành bên dòng sông Bạch Đằng. Ảnh: Nguyễn Quý.

Các vị "vua, quan" xuống phố, vi hành bên dòng sông Bạch Đằng. Ảnh: Nguyễn Quý.

Nhân dân địa phương thành tâm làm lễ tại gia đình, khu phố để tưởng nhớ các vị anh hùng có công trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Ảnh: Nguyễn Quý.

Nhân dân địa phương thành tâm làm lễ tại gia đình, khu phố để tưởng nhớ các vị anh hùng có công trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Ảnh: Nguyễn Quý.

Lễ rước tượng Đức Thánh Trần diễn ra trong không khí linh thiêng nhưng đầy hào hứng, vui tươi; thể hiện niềm tự hào của mỗi người dân về truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng của dân tộc. Ảnh: Nguyễn Quý.

Lễ rước tượng Đức Thánh Trần diễn ra trong không khí linh thiêng nhưng đầy hào hứng, vui tươi; thể hiện niềm tự hào của mỗi người dân về truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng của dân tộc. Ảnh: Nguyễn Quý.

Nguyễn Quý

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/vua-quan-xuong-duong-vi-hanh-ben-song-bach-dang-lich-su-10303056.html