Vượn đen, gà tiền mặt vàng, mang thường... 'dạo chơi' ở Vườn quốc gia Xuân Liên

Qua bẫy ảnh, lực lượng chức năng ghi nhận hàng loạt các động vật quý hiếm xuất hiện tại Vườn quốc gia Xuân Liên.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên, đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

Sau khi được nâng hạng, Vườn quốc gia Xuân Liên sẽ có chức năng bảo vệ tính nguyên vẹn của các hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học... Cùng với đó, bảo tồn và phát triển các giá trị đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng đặc trưng, các giống, loài động, thực vật rừng quý, hiếm, đặc hữu, loài ưu tiên bảo vệ hiện có trong khu vực...

Một số hình ảnh động vật quý hiếm được ghi nhận qua bẫy ảnh tại Vườn quốc gia Xuân Liên:

Các nhà khoa học có đầy đủ thông tin, bằng chứng chứng minh về quần thể Mang pù hoạt tuyệt chủng cách đây gần 100 năm đang tồn tại duy nhất được biết đến tại thời điểm này trên toàn thế giới tại Vườn quốc gia Xuân Liên. (Ảnh Vườn quốc gia Xuân Liên).

Các nhà khoa học có đầy đủ thông tin, bằng chứng chứng minh về quần thể Mang pù hoạt tuyệt chủng cách đây gần 100 năm đang tồn tại duy nhất được biết đến tại thời điểm này trên toàn thế giới tại Vườn quốc gia Xuân Liên. (Ảnh Vườn quốc gia Xuân Liên).

Đây là nơi phân bố số lượng quần thể lớn nhất Việt Nam với loài vượn đen má trắng đã ghi nhận ít nhất 64 đàn, với 182 cá thể.

Đây là nơi phân bố số lượng quần thể lớn nhất Việt Nam với loài vượn đen má trắng đã ghi nhận ít nhất 64 đàn, với 182 cá thể.

Trên 200 cá thể voọc xám được ghi nhận.

Trên 200 cá thể voọc xám được ghi nhận.

Khỉ vàng.

Khỉ vàng.

Tê tê.

Tê tê.

Loài gà lôi trắng.

Loài gà lôi trắng.

Loài gà tiền mặt vàng.

Loài gà tiền mặt vàng.

Loài rùa Hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) tại Vườn quốc gia Xuân Liên phân bố tại các tiểu khu 489, 495 và 520.

Loài rùa Hộp trán vàng miền Bắc (Cuora galbinifrons) tại Vườn quốc gia Xuân Liên phân bố tại các tiểu khu 489, 495 và 520.

Sơn dương.

Sơn dương.

Vườn quốc gia Xuân Liên nằm ở thượng nguồn sông Chu, quản lý gần 24.000ha rừng đặc dụng, thuộc địa phận hành chính 5 xã, thị trấn (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu của cả nước. Với hệ thực vật 1.228 loài, có 56 loài nguy cấp, quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Hệ động vật với 1.811 loài, có 94 loài quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới bao gồm: 28 loài thú, 35 loài chim, 15 loài bò sát, 6 lưỡng cư, 6 loài côn trùng, 4 loài cá.

Với việc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên được nâng hạng, tại Thanh Hóa hiện có 2 Vườn quốc gia là Vườn quốc gia Bến En và Vườn quốc gia Xuân Liên.

Ngọc Hưng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/vuon-den-ga-tien-mat-vang-mang-thuong-dao-choi-o-vuon-quoc-gia-xuan-lien-169250210214329036.htm