Vượt đèn đỏ, rải đinh lên đường có thể bị tăng mức phạt từ 4 - 12 lần, người tham gia giao thông cần biết

Vi phạm các lỗi giao thông phổ biến như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, vận chuyển hàng trên xe không chẳng buộc chắc chắn... có thể nhận mức phạt tăng từ 4 - 30 lần.

Đề xuất tăng mức phạt các hành vi vi phạm quy tắc giao thông trên đường bộ

Cục CSGT đang tham mưu xây dựng Dự thảo sửa đổi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, dự kiến điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm liên quan đến vi phạm quy tắc giao thông trên đường cao tốc và một số nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, lạng lách đánh võng; một số nhóm hành vi không chấp hành các quy định về sở hữu phương tiện; gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp, che biển số…

Cụ thể, hành vi lùi xe trên đường một chiều, đường có biển cấm đi ngược chiều có mức phạt cũ từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng; dự kiến mức phạt mới từ 9 triệu đến 11 triệu đồng.

Hành vi đi vào khu vực cấm, đường cấm có mức phạt cũ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, dự kiến mức phạt mới từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị trừ 03 điểm giấy phép lái xe. Hiện tại, mức phạt này chỉ từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Và người vi phạm cũng sẽ bị trừ 3 điểm giấy phép lái xe nếu vi phạm lỗi này. Hiện hành, mức phạt này chỉ từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Ảnh minh họa

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Ảnh minh họa

Hành vi dừng, đỗ, quay đầu xe gây ùn tắc giao thông; quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt không đúng quy định có mức phạt cũ từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, dự kiến mức phạt mới từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng.

Hành vi vận chuyển hàng trên xe không chẳng buộc chắc chắn gây ảnh hưởng đến TTATGT có mức phạt cũ từ 600 đến 800 nghìn đồng, dự kiến mức phạt mới từ 18 triệu đồng đến 22 triệu đồng.

Hành vi chở hàng vượt quá chiều cao có mức phạt cũ từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, dự kiến mức phạt mới từ 8 triệu đồng.

Bên cạnh đó, mức phạt đối với hành vi rải đinh, vật sắc nhọn trên đường cũng tăng rất cao, lên tới 12 lần so với mức cũ (mức phạt cũ từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng, dự kiến mức phạt mới từ 48 triệu đồng đến 52 triệu đồng).

Quy định mới về đèn xanh, đèn vàng từ 2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Căn cứ khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:

Hành vi vận chuyển hàng trên xe không chẳng buộc chắc chắn gây ảnh hưởng đến TTATGT có mức phạt cũ từ 600 đến 800 nghìn đồng, dự kiến mức phạt mới từ 18 triệu đồng đến 22 triệu đồng. Ảnh minh họa

Hành vi vận chuyển hàng trên xe không chẳng buộc chắc chắn gây ảnh hưởng đến TTATGT có mức phạt cũ từ 600 đến 800 nghìn đồng, dự kiến mức phạt mới từ 18 triệu đồng đến 22 triệu đồng. Ảnh minh họa

- Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

Hiện hành, tín hiệu xanh là được đi (điểm a khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008)

- Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;

Hiện hành, tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường (điểm c khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008)

- Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi (Như quy định hiện hành tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008)

Minh Khuê (t/h)

Nguồn Góc nhìn pháp lý: https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/vuot-den-do-rai-dinh-len-duong-co-the-bi-tang-muc-phat-tu-4-12-lan-nguoi-tham-gia-giao-thong-can-biet-6675.html