WHO Tây Thái Bình Dương thông qua Khung Chiến lược 2021-2030

Các Bộ trưởng Y tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương phê chuẩn kế hoạch hành động để cải thiện tiếp cận vắc-xin cứu mạng; phẫu thuật an toàn trong khả năng chi trả và thúc đẩy già hóa dân số khỏe mạnh.

Các nghị quyết này được phê chuẩn vào ngày cuối cùng của kỳ họp WHO Tây Thái Bình Dương lần thứ 71, tổ chức dưới hình thức trực tuyến.

Bảo vệ tất cả mọi người bằng tiêm chủng

Ngày 9/10, các đại biểu đã thông qua Khung Chiến lược khu vực đối với Các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin và Tiêm chủng ở Tây Thái Bình Dương (2021-2030). Khung Chiến lược kêu gọi các quốc gia thành viên tăng cường và mở rộng chương trình và các hệ thống tiêm chủng suốt đời, quản lý an ninh sức khỏe chiến lược về tiêm chủng và các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin, đảm bảo sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp y tế công liên quan tới chương trình tiêm chủng, vắc xin và các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin.

Các quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc Khu vực đã đạt được nhiều thành công trong loại trừ các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin, chẳng hạn như bại liệt khỏi đã được thanh toán từ năm 2000, loại trừ sởi ở 9 quốc gia và rubella tại 5 quốc gia vào năm 2019 và giảm nhiễm viêm gan B mạn tính ở trẻ em.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn bị bỏ lại trong nỗ lực tiêm chủng, dẫn đến tình trạng khẩn cấp, tái nhiễm và bùng phát trên diện rộng trong vòng 2 năm qua như bệnh bại liệt, sởi và bệnh bạch hầu.

Trong khi hiện nay có nhiều loại vắc-xin sẵn có cho các nhóm độ tuổi khác nhau (thanh thiếu niên, người lớn, ...) và các loại vắc-xin chống lại các căn bệnh khác nhau như ung thư cổ tử cung, các bệnh về phổi và cúm mùa. Tuy nhiên, chương trình và hệ thống tiêm chủng vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng các tình huống khẩn cấp y tế công.

Khung chiến lược đưa ra 18 chiến lược để mở rộng phạm vi tiêm chủng, tối đa hóa lợi ích của vắc-xin và chương trình tiêm chủng tại khu vực, đạt được và duy trì bền vững loại trừ thêm các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin vượt xa các mục tiêu truyền thống, tiến tới mục tiêu Khu vực không còn tử vong, thương tật hay mắc các bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin tới năm 2030.

Phẫu thuật an toàn, trong khả năng chi trả

Các đại biểu phê chuẩn Khung hành động Phẫu thuật an toàn và trong khả năng chi trả ở khu vực Tây Thái Bình Dương (2021-2030). Khung hành động kêu gọi triển khai "hệ thống sinh thái phẫu thuật" vận hành tốt để giải quyết các vấn đề cung ứng dịch vụ và đạt được tiếp cận chung phẫu thuật an toàn và trong khả năng chi trả.

Phẫu thuật góp phần cứu mạng và cải thiện cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Đa phần người dân cần phẫu thuật ở một giai đoạn nào đó trong đời, đối với căn bệnh hoặc tình trạng như biến chứng do lao động, khiếm khuyết bẩm sinh, đục thủy tinh thể, ung thư, bệnh tim, đột quỵ, biến chứng tiểu đường, tai nạn bỏng hay chấn thương trong nhà, chấn thương công nghiệp hay tai nạn trên đường.

Tuy nhiên tiếp cận phẫu thuật an toàn giá rẻ vẫn còn hạn chế ở Khu vực. Các thách thức địa lý có thể làm cho người dân gặp khó khăn ở các hòn đảo xa xôi hẻo lánh và các vùng sâu vùng xa khó tiếp cận với dịch vụ tân tiến. Vẫn còn đắt đỏ đối với nhiều người ở các nơi mà bệnh nhân phải tự bỏ tiền túi chi trả. Đây là những thách thức đối với an toàn bệnh nhân bởi nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng. Về mặt lịch sử, chưa có gì nổi trội trong bản kế hoạch sức khỏe lâu dài của các nước và cơ hội đã bị bỏ ngỏ để xây dựng hệ thống sinh thái phẫu thuật - mạng lưới các nhân viên y tế có kỹ thuật, tiến trình và trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất cần thiết nhất để mang tới dịch vụ phẫu thuật chất lượng.

Khung hành động hướng dẫn các quốc gia thông qua tiến trình cùng với các đối tác để tạo ra một tầm nhìn chung, phối hợp hành động dựa trên bằng chứng, tái thiết kế các hệ thống hiện hành, và củng cố thông tin để đánh giá tiến trình và có thêm hành động.

Già hóa khỏe mạnh

Các đại biểu phê chuẩn Khung hành động khu vực về Già hóa khỏe mạnh ở Tây Thái Bình Dương. Khung hành động kêu gọi chuyển đổi xã hội và các hệ thống y tế để tăng cường già hóa khỏe mạnh.

Hơn 240 triệu người trên 65 tuổi sống ở Khu vực Tây Thái Bình Dương. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Thay đổi nhân khẩu học sẽ có tác động kinh tế, xã hội và y tế quan trọng bởi sự dịch chuyển gánh nặng bệnh tật sang các bệnh không truyền nhiễm và gia tăng dân số với các nhu cầu xã hội và y tế da dạng hơn.

Thách thức có thể biến thành cơ hội khi các xã hội trở nên thân thiện với người cao tuổi. Người dân sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn có thể tham gia vào các hoạt động trong suốt cuộc đời. Dân số cao tuổi tăng lên có nghĩa là những người có trình độ và khỏe mạnh có thể đóng góp nhiều hơn thông qua các công việc ăn lương và không được trả lương, thông qua tiêu dùng và đầu tư, truyền bá kiến thức và di sản, và đóng vai trò như người chăm sóc cho các thành viên nhỏ trong gia đình.

Khung hành động khu vực định hướng những hành động cho các nước để chuyển đổi hệ thống xã hội và y tế để người dân khỏe mạnh trong suốt cuộc đời và tham gia đóng góp cho xã hội. Nó cũng khuyến khích các quốc gia thay đổi việc bàn luận về già hóa mà chuyển sang nhận thức về nhiều đóng góp giá trị của người cao tuổi đối với xã hội khi họ được tạo điều kiện để đóng góp cho xã hội.

Nguyễn Vân

(theo WHO)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/who-tay-thai-binh-duong-thong-qua-khung-chien-luoc-2021-2030-n181294.html