Xa nhà hơn 80 km, thầy giáo gác lại niềm riêng, 'cõng chữ' đến vùng cao biên giới
Hơn 9 năm công tác tại xã vùng cao nằm ở biên giới Việt - Lào, gắn bó với khoảng 90% các em học sinh người dân tộc thiểu số, thầy Trần Mạnh Hùng (SN 1992) không quản ngại khó khăn để viết tiếp ước mơ cho học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Năm 2023, chương trình “Cùng Danisa tri ân thầy cô và chung tay góp 1 tỷ đồng trao laptop đến giáo viên vùng xa” do nhãn hàng Danisa thực hiện chính thức tái khởi động, tiếp nối hành trình năm thứ 3 tôn vinh và tiếp sức cho các thầy cô giáo vững bước trên hành trình “gieo” chữ nhiều thách thức.
Thầy giáo Trần Mạnh Hùng đã trở thành một trong những giáo viên nhận laptop của chương trình năm nay bởi câu chuyện ý nghĩa về những nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ cho nền giáo dục.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở mảnh đất Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, từ năm bốn tuổi, thầy Hùng đã mất bố. Đã có nhiều lần, thầy muốn từ bỏ việc đến trường vì không đủ tiền mua sách vở. Nhìn bạn bè bỏ học vào thành phố kiếm sống, thầy Hùng từng nhen nhóm ý định sẽ trốn mẹ đi kiếm tiền trang trải cuộc sống.
“Nhưng những bài học trên lớp cùng với câu nói “phải làm thầy giáo dạy chữ” đã thôi thúc tôi chăm ngoan và gắng học tập để trở thành một thầy giáo dạy Văn đứng trên bục giảng”, thầy nhớ lại. Không phụ lòng mong mỏi của mẹ, thầy Hùng đã đậu Đại học với danh hiệu thủ khoa.
Đến tận bây giờ, thầy vẫn nhớ như in ngày cầm quyết định phân công công tác tại một ngôi trường biên giới thuộc huyện Minh Hóa - nơi có trên 90% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số như Chứt, Bru - Vân Kiều. Thầy đã vô cùng bỡ ngỡ khi mọi thứ xung quanh đều là những điều mới lạ.
Thầy giáo trẻ gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu đứng lớp vì thiếu thốn cơ sở vật chất và bất đồng ngôn ngữ. Nhìn khắp bốn bề toàn rừng, mây, núi, những con đường dốc đá, những ngôi nhà sàn đơn sơ, những em học sinh thân hình nhỏ bé, mái tóc cháy nắng, nhiều khi thầy cảm thấy nản lòng.
“Mỗi lần đứng trên bục giảng là mỗi lần tôi thấy yêu công việc của mình nhiều hơn; được giảng những bài văn hay, những bài giáo dục đạo đức ý nghĩa cho học trò miền biên giới cũng chính là niềm vui, niềm tự hào của chính bản thân mình”, thầy Hùng nói.
Thầy Hùng đã có những cố gắng, vượt qua mọi khó khăn để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi biên giới xa xôi cùng các em học sinh dân tộc thiểu số kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Thầy đã nhiều năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhận nhiều bằng khen, giấy khen các cấp. Đặc biệt, thầy có nhiều sáng kiến, đề tài phục vụ công tác dạy học và nhiều năm hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và đạt giải cao cấp tỉnh
Chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn của gia đình học sinh vùng khó nơi đây, thầy lại nhớ đến tuổi thơ đầy vất vả của mình. Chính niềm cảm thông ấy đã khơi gợi cho thầy mong muốn được sẻ chia cùng các trò nhỏ.
Những ngày đầu giảng dạy, thầy thường vào thư viện trường để tham khảo các cuốn sách văn học hay, ý nghĩa để góp thêm sự sinh động cho bài dạy của mình. Thầy chủ động mượn thêm các bài giảng điện tử, học hỏi đồng nghiệp đi trước để biên soạn những tiết giảng thú vị cho học trò. Tuy vậy, nguồn tài liệu có giới hạn nên nhiều khi muốn tìm thông tin tác phẩm hay các bài văn, bài thơ hay cũng khá khó khăn.
“Được tiếp xúc với học trò và phụ huynh đồng bào miền núi, tôi cảm thấy nơi đó như là ngôi nhà thứ hai. Chứng kiến bao nhiêu vất vả, nhiều gia đình cơm ăn chưa đủ no, một số em mặc chưa đủ ấm, tôi lại nhớ về tuổi thơ khó khăn của mình. Vào nghề gần 10 năm cũng chính là ngần ấy thời gian tôi bén duyên với công tác thiện nguyện, kỷ niệm rất nhiều và tôi cũng cảm thấy vui khi mình là cầu nối để giúp đỡ học sinh vững tin hơn trên con đường đến trường”, thầy Hùng kể.
Công tác tại điểm trường cách nhà gần 80 km, có những lúc thầy từng nghĩ đến chuyện xin chuyển về xuôi vì nhớ mẹ, nhớ vợ và hai con thơ. Tuy nhiên cảm giác ấy dần vơi đi khi mỗi ngày được đứng trên bục giảng truyền tải kiến thức đến học trò, ngắm nhìn những ánh mắt trong trẻo, say mê học tập của các em, thầy cảm thấy những suy nghĩ kia chỉ là một nét chấm phá trong bức tranh muôn màu của cuộc sống đời thường.
“Thời gian qua, ngành giáo dục vùng cao nói chung và trường tôi nói riêng đã và đang được đầu tư về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học. Tuy nhiên, tôi mong muốn được tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại hơn, đặc biệt đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng đến đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng, công nghệ số và các sổ sách điện tử hóa. Tôi nghĩ rằng, máy tính chính là một công cụ thiết yếu hỗ trợ thầy trò chúng tôi có được điều kiện dạy và học tốt nhất”, thầy Hùng bày tỏ mong muốn.
Kể từ nay đến hết ngày 20/11/2023, bạn có thể góp sức tạo nên món quà 1 tỷ đồng đến các thầy cô có hoàn cảnh khó khăn như thầy giáo Trần Mạnh Hùng qua các hoạt động sau:
1. Đóng góp vào chương trình 1 tỷ đồng trao laptop bằng cách:
Cách 1: Mua hộp Danisa bất kì tại các hệ thống cửa hàng siêu thị trên toàn quốc hoặc trên gian hàng thương mại điện tử chính hãng Mayora tại Shopee và Lazada. Với mỗi hộp bánh được mua, Danisa sẽ góp 10.000 đồng vào món quà 1 tỷ đồng trao laptop đến giáo viên vùng xa.
Cách 2: Chia sẻ thông điệp tri ân bằng hình ảnh/ video trên mạng xã hội (Facebook/ Tiktok), kèm hashtag #1chiasegop10k #Gop1TyDongTraoLaptop #DanisaTriAnThayCo2023 ở chế độ công khai. Với mỗi chia sẻ, Danisa sẽ góp 10.000 đồng.
2. Đề cử giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt mà mình biết để nhận laptop bằng cách gửi thông tin và câu chuyện về chương trình thông Xem tại đây
Hành trình lan tỏa tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) lần thứ 3 của Danisa đã chính thức khởi động. Hãy chung tay cùng Danisa tôn vinh nhiệt huyết của các thầy cô, cùng nhau tạo nên một mùa tri ân nghề giáo thật sự trọn vẹn với những câu chuyện đẹp nơi bục giảng có bụi phấn.
Để cập nhật thông tin về chương trình, vui lòng truy cập fanpage của Danisa tại https://www.facebook.com/DanisaVietnam.