Xáng cạp đào bùn đất, khai quật cổ vật 500 năm tuổi

Xáng cạp hoạt động suốt nhiều tuần thay máy hút cát giải phóng bùn bao phủ bề mặt thân tàu cổ Dung Quất. Công nhân nhặt nhiều mảnh vỡ cổ vật lẫn trong lớp bùn được múc lên sà lan.

Hiện trường xáng cạp khai quật tàu cổ Dung Quất Để đẩy nhanh tiến độ khai quật, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đề nghị Công ty Hào Hưng thuê xáng cạp thay thế máy hút cát để giải phóng lớp bùn bao phủ bề mặt thân tàu cổ.

Tháng 3/2019, ông Nguyễn Văn Đoàn, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Trưởng ban khai quật), gửi văn bản đề nghị Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi thuê xáng cạp để đẩy nhanh tiến độ khai quật cổ vật. Trước đề nghị dùng xáng cạp nạo hút bùn bao phủ về mặt tàu cổ, lãnh đạo Công ty Hào Hưng từng cảnh báo nguy cơ vỡ, bể cổ vật là rất lớn.

Tháng 3/2019, ông Nguyễn Văn Đoàn, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Trưởng ban khai quật), gửi văn bản đề nghị Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi thuê xáng cạp để đẩy nhanh tiến độ khai quật cổ vật. Trước đề nghị dùng xáng cạp nạo hút bùn bao phủ về mặt tàu cổ, lãnh đạo Công ty Hào Hưng từng cảnh báo nguy cơ vỡ, bể cổ vật là rất lớn.

"Chúng tôi thấy giải pháp này không ổn nên gửi văn bản yêu cầu phía Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải tự chịu trách nhiệm nếu khai quật tàu cổ xảy ra tình trạng vỡ cổ vật. Tuy nhiên, họ cho rằng đã đo đạc, tính toán kỹ, cam kết không để xảy ra hư hỏng cổ vật”, ông Lê Văn Lý, Phó giám đốc Công ty Hào Hưng, cho biết.

"Chúng tôi thấy giải pháp này không ổn nên gửi văn bản yêu cầu phía Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải tự chịu trách nhiệm nếu khai quật tàu cổ xảy ra tình trạng vỡ cổ vật. Tuy nhiên, họ cho rằng đã đo đạc, tính toán kỹ, cam kết không để xảy ra hư hỏng cổ vật”, ông Lê Văn Lý, Phó giám đốc Công ty Hào Hưng, cho biết.

Công nhân nhặt mảnh vỡ cổ vật lẫn trong sình lầy do xáng cạp múc lên.

Công nhân nhặt mảnh vỡ cổ vật lẫn trong sình lầy do xáng cạp múc lên.

Kết quả khai quật hơn 10.000 hiện vật thu về chủ yếu là mảnh vỡ. Các chuyên gia nhận định những mảnh vỡ này nằm ở gần cầu cảng Dung Quất, với mật độ dày, chứng tỏ tàu cổ bị phá vỡ trong quá trình xây dựng cảng.

Kết quả khai quật hơn 10.000 hiện vật thu về chủ yếu là mảnh vỡ. Các chuyên gia nhận định những mảnh vỡ này nằm ở gần cầu cảng Dung Quất, với mật độ dày, chứng tỏ tàu cổ bị phá vỡ trong quá trình xây dựng cảng.

Các chuyên gia nhận định, tàu cổ đắm ở vùng biển Dung Quất chở hàng gốm sứ men lam cao cấp thời Minh (Trung Quốc), cụ thể hơn là đời vua Vạn Lịch (1573-1620), niên đại khoảng thế kỷ XVI.

Các chuyên gia nhận định, tàu cổ đắm ở vùng biển Dung Quất chở hàng gốm sứ men lam cao cấp thời Minh (Trung Quốc), cụ thể hơn là đời vua Vạn Lịch (1573-1620), niên đại khoảng thế kỷ XVI.

Hoa văn tinh xảo trên mảnh gốm cổ bị vỡ. Kết quả nghiên cứu men lam, hoa văn và minh văn trên hiện vật gốm, các chuyên gia xác định tàu cổ Dung Quất chở hàng hóa có nguồn gốc sản xuất từ các lò Cảnh Đức Trấn tỉnh Giang Tây, lò Đức Hóa tỉnh Phúc Kiến (đối với đồ sứ cao cấp) và các lò gốm ở tỉnh Quảng Đông (đối với đồ sứ bình dân).

Hoa văn tinh xảo trên mảnh gốm cổ bị vỡ. Kết quả nghiên cứu men lam, hoa văn và minh văn trên hiện vật gốm, các chuyên gia xác định tàu cổ Dung Quất chở hàng hóa có nguồn gốc sản xuất từ các lò Cảnh Đức Trấn tỉnh Giang Tây, lò Đức Hóa tỉnh Phúc Kiến (đối với đồ sứ cao cấp) và các lò gốm ở tỉnh Quảng Đông (đối với đồ sứ bình dân).

Thanh đà thu được từ phần mũi con tàu cổ Dung Quất. Theo các chuyên gia, tàu bị cọc bê tông đóng phá, mặt cầu cảng chồng đè lên trên, chỉ thu được thanh đà mũi tàu, các mảnh gỗ, đinh sắt, khóa đồng... nên khó nghiên cứu, phục dựng như dự định ban đầu.

Thanh đà thu được từ phần mũi con tàu cổ Dung Quất. Theo các chuyên gia, tàu bị cọc bê tông đóng phá, mặt cầu cảng chồng đè lên trên, chỉ thu được thanh đà mũi tàu, các mảnh gỗ, đinh sắt, khóa đồng... nên khó nghiên cứu, phục dựng như dự định ban đầu.

Lực lượng biên phòng tạm giữ hiện vật gốm sứ của tàu cổ đắm Dung Quất trong giai đoạn đầu mới phát hiện. Theo các chuyên gia, tàu cổ Dung Quất có "hiện tượng bị phá" nên mới có nhiều mảnh vỡ như thế.

Lực lượng biên phòng tạm giữ hiện vật gốm sứ của tàu cổ đắm Dung Quất trong giai đoạn đầu mới phát hiện. Theo các chuyên gia, tàu cổ Dung Quất có "hiện tượng bị phá" nên mới có nhiều mảnh vỡ như thế.

Hàng loạt mảnh vỡ gốm cổ lẫn trong bùn đen được xáng cạp múc lên. Công nhân đi lại trên sà lan gom nhặt, bơm nước rửa rồi bỏ vào thùng.

Hàng loạt mảnh vỡ gốm cổ lẫn trong bùn đen được xáng cạp múc lên. Công nhân đi lại trên sà lan gom nhặt, bơm nước rửa rồi bỏ vào thùng.

"Đơn vị chủ trì khai quật huy động xáng cạp bắt đầu nạo hút bùn tàu cổ đầu tháng 4/2019. Họ sử dụng máy múc nạo vét bùn ào ạt suốt nhiều ngày thế này thì cổ vật bên dưới tàu cổ đắm vỡ nát là đương nhiên. Khó có thể tin nổi khi họ dùng xáng cạp khai quật cổ vật theo kiểu lạ đời như vậy", một công nhân trực tiếp tham gia khai quật tiết lộ.

"Đơn vị chủ trì khai quật huy động xáng cạp bắt đầu nạo hút bùn tàu cổ đầu tháng 4/2019. Họ sử dụng máy múc nạo vét bùn ào ạt suốt nhiều ngày thế này thì cổ vật bên dưới tàu cổ đắm vỡ nát là đương nhiên. Khó có thể tin nổi khi họ dùng xáng cạp khai quật cổ vật theo kiểu lạ đời như vậy", một công nhân trực tiếp tham gia khai quật tiết lộ.

Hai năm trước, trong lúc thi công nạo vét, thông luồng cảng biển và luồng quay tàu dùng chung cho khu kinh tế Dung Quất, nhóm công nhân phát hiện xác tàu cổ dài 30 m nằm ở độ sâu 9 m.

Hai năm trước, trong lúc thi công nạo vét, thông luồng cảng biển và luồng quay tàu dùng chung cho khu kinh tế Dung Quất, nhóm công nhân phát hiện xác tàu cổ dài 30 m nằm ở độ sâu 9 m.

Sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho phép Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi khai quật với kinh phí 48,4 tỷ đồng.

Sau đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho phép Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi khai quật với kinh phí 48,4 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên các chuyên gia cùng đội thợ lặn chuyên nghiệp khai quật tàu chìm dưới đáy biển Dung Quất theo phương pháp khảo cổ học dưới nước. Thời gian khai quật từ ngày 2/6/2018 đến tháng 9/2018 tuy nhiên, do nhiều vướng mắc nên việc khai quật được gia hạn đến ngày 31/5/2019.

Đây là lần đầu tiên các chuyên gia cùng đội thợ lặn chuyên nghiệp khai quật tàu chìm dưới đáy biển Dung Quất theo phương pháp khảo cổ học dưới nước. Thời gian khai quật từ ngày 2/6/2018 đến tháng 9/2018 tuy nhiên, do nhiều vướng mắc nên việc khai quật được gia hạn đến ngày 31/5/2019.

Tàu tuần tra biên phòng túc trực bảo vệ nghiêm ngặt khu vực tàu cổ đắm ở cảng Hào Hưng, Khu kinh tế Dung Quất. Lãnh đạo Công ty Hào Hưng cho rằng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chi hơn 48 tỷ đồng khai quật tàu cổ Dung Quất nhưng thu về toàn mảnh vỡ là "quá vô lý".

Tàu tuần tra biên phòng túc trực bảo vệ nghiêm ngặt khu vực tàu cổ đắm ở cảng Hào Hưng, Khu kinh tế Dung Quất. Lãnh đạo Công ty Hào Hưng cho rằng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chi hơn 48 tỷ đồng khai quật tàu cổ Dung Quất nhưng thu về toàn mảnh vỡ là "quá vô lý".

Hiện 10.000 mảnh vỡ cổ vật còn lưu kho, niêm phong trong 2 thùng container ở khu vực cảng Hào Hưng. "Tôi thấy cuộc khai quật này có nhiều khuất tất, nghi vấn lớn cần phải làm rõ. Hiện Bảo tàng Lịch sử quốc gia chưa thanh toán đủ số tiền thuê máy móc, thiết bị cho công ty nên chúng tôi chưa cho họ mang cổ vật rời đi", ông Thang Văn Hóa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Hào Hưng nói.

Hiện 10.000 mảnh vỡ cổ vật còn lưu kho, niêm phong trong 2 thùng container ở khu vực cảng Hào Hưng. "Tôi thấy cuộc khai quật này có nhiều khuất tất, nghi vấn lớn cần phải làm rõ. Hiện Bảo tàng Lịch sử quốc gia chưa thanh toán đủ số tiền thuê máy móc, thiết bị cho công ty nên chúng tôi chưa cho họ mang cổ vật rời đi", ông Thang Văn Hóa, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Hào Hưng nói.

Cảng Quốc tế Hào Hưng (mũi tên đỏ), vị trí tàu cổ đắm. Ảnh: Google Maps.

Cảng Quốc tế Hào Hưng (mũi tên đỏ), vị trí tàu cổ đắm. Ảnh: Google Maps.

Minh Hoàng

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/xang-cap-dao-bun-dat-khai-quat-co-vat-500-nam-tuoi-post983498.html