Xây dựng dự thảo luật dân tộc trong bối cảnh hiện nay

Tiến trình xây dựng một luật hoàn chỉnh, toàn diện những vấn đề về dân tộc ở Việt Nam được triển khai thực hiện từ 1993 đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn. Các dự thảo Luật đã dần hoàn thiện, song để đảm bảo xây dựng một bộ luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp với bối cảnh hiện tại, cần có sự đồng thuận về tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và cấu trúc nội dung. Đây là những vấn đề được thảo luận tại Hội thảo 'Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc' được tổ chức tại TPHCM vừa qua.

Tiến trình xây dựng Luật Dân tộc từ năm 1993 đến 2017 đã trải qua 18 lần trình dự thảo lấy ý kiến,nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho rằng, các chính sách khung về lĩnh vực dân tộc và các biện pháp áp dụng chung cho các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng, khu vực khác nhau sẽ không thể phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả.

Để thúc đẩy sự phát triển đồng đều của các dân tộc, đại biểu khẳng định tầm quan trọng của việc làm rõ nội hàm các thuật ngữ liên quan đến chính sách dân tộc, đặc biệt là việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Việc xác định một địa phương là miền núi, vùng cao chỉ dựa trên độ cao so với mực nước biển để áp dụng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã không còn phù hợp với thực tế. Theo đó, các tiêu chí đánh giá phải có cách tiếp cận mới, linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng vùng, từng khu vực, để thực thi chính sách đối với các dân tộc, dân tộc thiểu số được phát triển bền vững.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Mỹ Tho - Hữu Bình - Đinh Dương

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/xay-dung-du-thao-luat-dan-toc-trong-boi-canh-hien-nay-236934.htm