Xây dựng hệ thống lương thực bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Những vấn đề hiện hữu từ tác động của biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, đại dịch cho thấy, việc chuyển đổi sang hệ thống lương thực - thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững sẽ giúp nước ta trở thành trung tâm cung ứng thực phẩm không chỉ cho gần 100 triệu người Việt Nam mà còn góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.
Để làm được điều đó, xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm bền vững trước biến đổi khí hậu phải được đặc biệt chú trọng. Ngay tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với sự tham gia của hàng trăm nhà lãnh đạo đến từ nhiều quốc gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này. Mời quý vị cùng chúng tôi nhìn lại một số vấn đề được ghi nhận từ các chuyên gia.
Trên thực tế, Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam, đóng góp vào an ninh lương thực thế giới. Yêu cầu đầu tiên đặt ra là cần phải thay đổi tư duy về ngành nông nghiệp, không phải là một ngành sản xuất nữa, mà là một hệ thống lương thực thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng.
Ngành nông nghiệp cũng chỉ ra rằng, vẫn có nhiều thách thức khác trong chuyển đổi mô hình nông nghiệp sang hướng bền vững, như rất khó thuyết phục người nông dân thay đổi thói quen canh tác truyền thống và bà con không tin rằng giảm sử dụng phân vô cơ giúp cải thiện chất lượng đất, từ đó tăng sản lượng cây trồng. Rõ ràng, là nước xuất khẩu nông sản lớn, việc chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học... là điều cần thiết với Việt Nam hiện nay.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!
Thực hiện : Hà Lan Thế Anh