Xếp hàng hơn 2 giờ mua trà sữa Thái 'quốc dân' tại TP.HCM

Thương hiệu trà sữa nổi tiếng bậc nhất Thái Lan khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Nhiều thực khách trẻ đội nắng, xếp hàng suốt nhiều giờ để mua trà sữa.

 Thương hiệu trà sữa ChaTraMue của Thái Lan đã cập bến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên nằm trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, TP.HCM. Nhiều thực khách trẻ xếp hàng dài để chờ mua khi cửa hàng còn chưa mở cửa. Từ 9h, lượng khách tăng lên đáng kể, vây kín quầy pha chế và khu vực chờ lấy nước.

Thương hiệu trà sữa ChaTraMue của Thái Lan đã cập bến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên nằm trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, TP.HCM. Nhiều thực khách trẻ xếp hàng dài để chờ mua khi cửa hàng còn chưa mở cửa. Từ 9h, lượng khách tăng lên đáng kể, vây kín quầy pha chế và khu vực chờ lấy nước.

 Ở Việt Nam, trà sữa Thái có mặt khá lâu. Tuy nhiên, đa phần các quán chỉ bán trà sữa Thái xanh, trà sữa Thái đỏ hoặc trà chanh Thái, không đầy đủ các món trong thực đơn chính thức. Thế nên, việc một thương hiệu có đa dạng các loại trà sữa Thái tiến vào thị trường Việt Nam khiến nhiều thực khách quan tâm.

Ở Việt Nam, trà sữa Thái có mặt khá lâu. Tuy nhiên, đa phần các quán chỉ bán trà sữa Thái xanh, trà sữa Thái đỏ hoặc trà chanh Thái, không đầy đủ các món trong thực đơn chính thức. Thế nên, việc một thương hiệu có đa dạng các loại trà sữa Thái tiến vào thị trường Việt Nam khiến nhiều thực khách quan tâm.

 Nam thực khách đầu tiên có mặt từ 7h để mua trà sữa. Sau hơn 1,5 giờ đứng chờ, anh đã gọi tổng cộng 73 cốc, bao gồm trà sữa Thái xanh và trà sữa Thái đỏ về dự trữ và cho các bạn của mình. Vì số lượng cốc trà sữa quá nhiều, thực khách này phải mua thêm thùng xốp loại lớn để vận chuyển. Ngoài ra, các thực khách khác đều gọi 5-10 ly trong cùng một hóa đơn.

Nam thực khách đầu tiên có mặt từ 7h để mua trà sữa. Sau hơn 1,5 giờ đứng chờ, anh đã gọi tổng cộng 73 cốc, bao gồm trà sữa Thái xanh và trà sữa Thái đỏ về dự trữ và cho các bạn của mình. Vì số lượng cốc trà sữa quá nhiều, thực khách này phải mua thêm thùng xốp loại lớn để vận chuyển. Ngoài ra, các thực khách khác đều gọi 5-10 ly trong cùng một hóa đơn.

 Lê Hải Phát đứng chờ gần 2 giờ mới có thể vào quầy gọi món. "Cách đây 2-3 ngày, nghe tin thương hiệu này sắp mở tại Việt Nam, tôi muốn đến trải nghiệm xem thực đơn có tương đồng với cửa hàng tại Thái Lan hay không, giá rẻ hay đắt hơn. Vị trà sữa bên Thái Lan có độ ngọt cao nên thứ tôi tò mò nhất là hương vị mà cửa hàng Việt Nam pha chế", bạn trẻ này cho biết.

Lê Hải Phát đứng chờ gần 2 giờ mới có thể vào quầy gọi món. "Cách đây 2-3 ngày, nghe tin thương hiệu này sắp mở tại Việt Nam, tôi muốn đến trải nghiệm xem thực đơn có tương đồng với cửa hàng tại Thái Lan hay không, giá rẻ hay đắt hơn. Vị trà sữa bên Thái Lan có độ ngọt cao nên thứ tôi tò mò nhất là hương vị mà cửa hàng Việt Nam pha chế", bạn trẻ này cho biết.

 Thiết kế cửa hàng tại Việt Nam khác xa cửa hàng tại Thái Lan, được chuyển từ tone màu gỗ sang tone màu trắng, vàng, cam tạo sự trẻ trung và lược bỏ chi tiết trang trí rườm rà. Không gian khá hẹp, có 2 khu vực là tầng trệt và tầng một. Tầng trệt được thiết kế với 14 ghế ngồi (không có bàn), tầng một có 22 ghế. Ngồi lâu khá ngộp nên nhiều thực khách chỉ mua mang về, ít chọn uống tại chỗ.

Thiết kế cửa hàng tại Việt Nam khác xa cửa hàng tại Thái Lan, được chuyển từ tone màu gỗ sang tone màu trắng, vàng, cam tạo sự trẻ trung và lược bỏ chi tiết trang trí rườm rà. Không gian khá hẹp, có 2 khu vực là tầng trệt và tầng một. Tầng trệt được thiết kế với 14 ghế ngồi (không có bàn), tầng một có 22 ghế. Ngồi lâu khá ngộp nên nhiều thực khách chỉ mua mang về, ít chọn uống tại chỗ.

 Công đoạn pha chế trà sữa được giữ nguyên như ở Thái Lan. Nhân viên sẽ ủ trà, lọc trong vợt vải trước. Sau đó cho lần lượt sữa đặc, sữa nước béo (kem lỏng), cốt trà và khuấy đều. Trình tự của các nguyên liệu không được thay đổi để cho ra cốc trà sữa đúng vị. Theo Mindy (đại diện cửa hàng), 50% nhân viên là người Thái Lan, có kinh nghiệm pha chế nhiều năm. Họ đến Việt Nam để hỗ trợ cửa hàng trong thời gian đầu đến khi có thông báo mới từ thương hiệu gốc.

Công đoạn pha chế trà sữa được giữ nguyên như ở Thái Lan. Nhân viên sẽ ủ trà, lọc trong vợt vải trước. Sau đó cho lần lượt sữa đặc, sữa nước béo (kem lỏng), cốt trà và khuấy đều. Trình tự của các nguyên liệu không được thay đổi để cho ra cốc trà sữa đúng vị. Theo Mindy (đại diện cửa hàng), 50% nhân viên là người Thái Lan, có kinh nghiệm pha chế nhiều năm. Họ đến Việt Nam để hỗ trợ cửa hàng trong thời gian đầu đến khi có thông báo mới từ thương hiệu gốc.

 Thực đơn có gần 40 loại thức uống. Mức giá trà sữa dao động 55.000-60.000 đồng/cốc. Các thức uống khác như trà, cà phê, sữa thuần chay rơi vào khoảng 35.000-75.000 đồng/cốc. Theo các thực khách từng uống trà sữa tại Thái Lan, mức giá tại cửa hàng Việt Nam có phần cao hơn. So với mặt bằng chung cửa hàng bán thức uống tại Việt Nam, mức giá này không quá đắt.

Thực đơn có gần 40 loại thức uống. Mức giá trà sữa dao động 55.000-60.000 đồng/cốc. Các thức uống khác như trà, cà phê, sữa thuần chay rơi vào khoảng 35.000-75.000 đồng/cốc. Theo các thực khách từng uống trà sữa tại Thái Lan, mức giá tại cửa hàng Việt Nam có phần cao hơn. So với mặt bằng chung cửa hàng bán thức uống tại Việt Nam, mức giá này không quá đắt.

 Miêu tả về hương vị, thực kháchThành Phát Lê nói: "Tôi thấy trà sữa ngon, thơm và béo. Tôi từng uống ở Thái Lan nên thấy hương vị giống 100%. Cửa hàng cho phép chọn mức đường nên trà sữa không quá ngọt".

Miêu tả về hương vị, thực kháchThành Phát Lê nói: "Tôi thấy trà sữa ngon, thơm và béo. Tôi từng uống ở Thái Lan nên thấy hương vị giống 100%. Cửa hàng cho phép chọn mức đường nên trà sữa không quá ngọt".

 Đến hơn 10h, hàng người vẫn xếp dài trên vỉa hè. Một số thực khách trẻ cầm theo mũ, ô để che nắng trong lúc chờ mua.

Đến hơn 10h, hàng người vẫn xếp dài trên vỉa hè. Một số thực khách trẻ cầm theo mũ, ô để che nắng trong lúc chờ mua.

Trúc Hồ - Linh Huỳnh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/xep-hang-hon-2-gio-mua-tra-sua-thai-quoc-dan-tai-tphcm-post1438425.html