Xu hướng của giá dầu đang bị chia rẽ giữa yếu tố vĩ mô và các nguyên tắc cơ bản về cung cầu
Quyết định bất ngờ của một số nhà sản xuất OPEC+ về việc tự nguyện cắt giảm sản lượng vào đầu tháng này đã đẩy dự báo giá dầu của các nhà phân tích lên gần 100 USD/thùng, nhưng giá dầu vẫn trì trệ và điều này đang chỉ ra sự chia rẽ sâu sắc giữa tâm lý kinh tế vĩ mô và các nguyên tắc cơ bản về cung cầu.
Giá dầu một lần nữa giảm xuống gần ngưỡng 80 USD/thùng và quay trở lại mức giá vào đầu tháng 4, trước khi các thành viên của liên minh OPEC+ tuyên bố cắt giảm tổng cộng 1,6 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay.
Sản lượng sụt giảm khiến một số nhà phân tích cảnh báo giá dầu có thể tăng lên mức ba con số, với việc Goldman Sachs điều chỉnh dự báo giá dầu Brent tăng thêm 5 USD/thùng lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay.
Các nhà phân tích cho rằng, tình trạng hỗn loạn tài chính rộng lớn hơn cho đến nay đã cản trở triển vọng tăng giá này, vì các yếu tố cung cầu bị lấn át bởi những lo ngại về suy thoái kinh tế.
Các nhà phân tích của Barclays cho biết: “Các thị trường dầu mỏ đã hoàn toàn mất dần đà tăng sau động thái cắt giảm bất ngờ của OPEC+ vào đầu tháng này và chúng tôi nghĩ rằng điều này chủ yếu phản ánh sự bi quan sâu sắc về triển vọng vĩ mô, với rất ít bằng chứng về sự suy yếu gia tăng của nhu cầu cho đến nay”.
“Lợi nhuận từ lọc dầu yếu hơn và nhu cầu vận chuyển hàng hóa gần đây đã được chú ý, nhưng chúng tôi tin rằng thị trường có thể đang quan tâm quá nhiều đến tác động của những xu hướng này đối với triển vọng nhu cầu. Chúng tôi cũng cho rằng, thị trường có thể đang đánh giá thấp quyết tâm của OPEC+ trong việc kiểm soát tình hình tồn kho”, các nhà phân tích cho biết.
Quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã hạn chế mua dầu vào năm ngoái trong bối cảnh các biện pháp hạn chế Zero Covid làm giảm nhu cầu nhiên liệu vận tải. Trung Quốc đã dần dần dỡ bỏ các biện pháp phòng chống đại dịch kể từ cuối năm ngoái và nhu cầu dầu thô trong nước đang quay trở lại, nhưng với tốc độ thầm lặng hơn.
Dữ liệu của Kpler chỉ ra rằng, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc đã đạt trung bình 1,59 triệu thùng/ngày trong tháng 3, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là “những người hưởng lợi từ các chính sách trừng phạt”, vì giá dầu chiết khấu của Nga cũng thúc đẩy các nước khác đang chịu các biện pháp trừng phạt từ phương Tây như Venezuela và Iran giảm giá dầu thô của họ.
Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler cho biết, giá dầu đã bị ảnh hưởng bởi “một loạt tin tức kinh tế vĩ mô ảm đạm liên tục tạo ra tâm lý tiêu cực”, cũng như sự mất lòng tin của thị trường vào việc thực hiện cắt giảm sản lượng của OPEC+. Những người tham gia thị trường thường chờ đợi một sự phản ánh rõ ràng, chẳng hạn như tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn để tính đến việc cắt giảm sản xuất, điều này có thể tạo ra sự ngắt kết nối khi tải trọng tàu phát sinh từ hàng tồn kho.
Giá dầu đã bị chao đảo bởi sự sụp đổ của một số ngân hàng ở Mỹ và châu Âu vào đầu mùa xuân này, điều này đã làm nản lòng các nhà đầu tư ưa thích sự biến động đối với các tài sản rủi ro hơn trong lịch sử, chẳng hạn như hàng hóa.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo trong Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng mới nhất rằng, đợt cắt giảm mới nhất cho thấy sự cân bằng cung cầu chặt chẽ có thể ảnh hưởng đến các hộ gia đình.
“Sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ của chúng tôi đã được thiết lập để thắt chặt vào nửa cuối năm 2023, với khả năng xảy ra tình trạng thâm hụt nguồn cung đáng kể. Những đợt cắt giảm mới nhất có nguy cơ làm trầm trọng thêm những căng thẳng đó, đẩy giá cả dầu thô và sản phẩm lên cao hơn. Người tiêu dùng hiện đang bị lạm phát bao vây sẽ còn phải chịu nhiều thiệt hại hơn khi giá cả cao hơn, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển”, báo cáo của IEA cho biết.
Bên cạnh đó, IEA cũng cảnh báo rằng: “Việc sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, theo truyền thống là nguồn cung cấp nhiều sản lượng hơn để đáp ứng giá cả, hiện đang bị hạn chế bởi các nút thắt trong chuỗi cung ứng và chi phí cao hơn”.