Xử lý thế nào khi cảm thấy có đờm trong cổ họng nhưng ho không ra?

Nhiều người đã từng trải qua cảm giác có đờm mắc kẹt trong cổ họng, không thể nuốt hoặc ho ra được. Lúc này cần xử lý thế nào?

Trên thực tế, việc xuất hiện loại vấn đề này rất có thể là do hệ thống hô hấp bị viêm, nhiễm trùng, dẫn đến đờm quá nhớt sẽ bám vào thành mạch máu, lâu ngày sẽ tạo ra quá nhiều vi khuẩn, khiến việc ho khó khăn hơn, thậm chí còn ảnh hưởng đến hô hấp bình thường.

Vì vậy, để ho ra đờm thuận lợi, chúng ta cần tìm đúng phương pháp, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống nhiều nước ấm

Khó khạc đờm nguyên nhân liên quan đến tính dính của đờm, vì vậy trong sinh hoạt bạn nên uống nhiều nước ấm hơn, có thể làm ẩm khí quản tốt hơn, làm loãng đờm, từ đó giảm bớt tình trạng ho không thông.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý một số cách uống nước, thứ nhất, nhiệt độ nước không được quá thấp, nếu không sẽ không phát huy được tác dụng pha loãng. Ngoài ra, nhiệt độ nước không được quá cao, nếu không sẽ dễ làm bỏng khoang miệng và niêm mạc thực quản, gây viêm nhiễm.

Nói chung, tốt nhất là kiểm soát nhiệt độ nước ở khoảng 50°C và uống từ từ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vỗ lưng

Nếu cảm thấy có đờm trong cổ họng mà không ho ra được, bạn cũng có thể vỗ lưng, tất nhiên nếu không tự làm được thì có thể nhờ người nhà giúp đỡ.

Đầu tiên, uốn cong hai bàn tay để giữ hình dạng của một quả đấm trống rỗng, không sử dụng quá nhiều lực, đồng thời duy trì một nhịp điệu nhất định và vỗ đều vào lưng, để tạo ra sự rung động của thành ngực, thúc đẩy đờm dính vào cổ họng rơi ra, cuối cùng là tống đờm ra ngoài.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Dùng các nguyên liệu tự nhiên

Để giúp làm tan đờm trong cổ họng, bạn cũng có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như chanh, gừng hay nghệ với những cách làm như sau:

Chanh

Với nguyên liệu là chanh, bạn hãy đem thái lát mỏng rồi trộn với muối, sau đó ngậm mỗi ngày. Hoặc uống nước ấm có hòa chanh kết hợp với mật ong. Trong chanh giàu vitamin C giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, sử dụng chanh cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm dịu cổ họng và giảm đờm.

Gừng

Đây là một loại nguyên liệu tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm tốt giúp giảm viêm họng, nhiễm trùng. Cùng với đó, cũng giúp đường thở được thông thoáng, làm loãng đờm. Ngoài cách bổ sung gừng vào các món ăn trong thực đơn để sử dụng, bạn cũng có thể pha trà gừng cùng với mật ong để uống.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghệ

Dùng bột nghệ pha cùng sữa nóng hay nước ấm để uống vào các buổi sáng, tối hoặc kết hợp với nước nóng, muối để tạo thành dung dịch súc miệng là cách giúp làm tiêu đờm bạn có thể tham khảo áp dụng.

Nghệ chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn và loại bỏ chất nhầy.

Nắm vững phương pháp khạc đờm đúng cách

Vì sao một số người mãi mãi không khạc ra được đờm, nguyên nhân chủ yếu là do cách ho khạc đờm không đúng, ví dụ như dùng sức ho mạnh để khạc đờm chẳng những không khạc được đờm mà còn gây rát họng.

Và nếu nắm đúng phương pháp, chúng ta có thể dễ dàng ho ra đờm, đầu tiên chúng ta cần ở tư thế ngồi, chân chạm đất, sau đó hít thở sâu bằng bụng vài lần, hít thở sâu thì nín thở vài giây, cuối cùng khạc ra khí như huýt sáo, để lồng ngực được hỗ trợ bởi luồng khí ngắn và mạnh trong thời gian ngắn để ho ra đờm.

Uống thuốc long đờm

Nếu sau khi áp dụng các cách trên mà đờm vẫn khó ra thì bạn nên đi khám kịp thời và dùng thuốc giảm đờm hợp lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu trong cổ họng luôn có đờm, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân phát sinh, vì Trung y cho rằng việc sinh ra đờm có liên quan đến tỳ vị, nếu tỳ vị bị tổn thương trong quá trình vận chuyển và chuyển hóa, chức năng thủy ẩm suy yếu, thủy trệ, đờm sẽ tích tụ. Vì vậy, muốn thuyên giảm thì trước hết phải nâng cao có mục tiêu công năng của tỳ vị.

T. Linh

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/xu-ly-the-nao-khi-cam-thay-co-dom-trong-co-hong-nhung-ho-khong-ra-d192534.html