Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo
Cám gạo và cám gạo chiết ly vừa chính thức trở thành một trong 4 mặt hàng nông sản đầu tiên của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, mà còn mở ra một kênh tiêu thụ ổn định, có kiểm định rõ ràng.
Cám gạo làm thức ăn chăn nuôi là phụ phẩm của quá trình sản xuất gạo sau khi tách vỏ chấu. Cám gạo chiết ly làm thức ăn chăn nuôi là phụ phẩm sau quá trình ngâm chiết dầu cám gạo.

Ảnh minh họa.
Điều kiện để xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị trường Trung Quốc cần đảm bảo các sản phẩm không chứa sinh vật gây hại và các thành phần biến đổi theo quy định; được sản xuất từ các doanh nghiệp chế biển bảo quản được Cục Chăn nuôi và Thú y, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt và các doanh nghiệp đó phải có khả năng kiểm soát tổng số nấm mốc, vi khuẩn Salmonella, kim loại nặng và các chỉ số vệ sinh an toàn khác.
Mỗi lô cám gạo, cám gạo chiết ly xuất khẩu sang Trung Quốc cần kèm theo chứng nhận vệ sinh an toàn đối với thức ăn chăn nuôi có chứa đạm thực vật được xác nhận của Cục Chăn nuôi và Thú y.