Xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu sẽ dịch chuyển vì Ukraine?
Chiến sự Nga - Ukraine đang làm thay đổi thương mại ngũ cốc toàn cầu. Đặc biệt, trong năm 2023 vụ thu hoạch của Ukraine có thể giảm tới 50% so với trước chiến tranh. Đây là hai trong nhiều nguyên nhân đẩy hàng triệu người dân vào cảnh đói nghèo.
Trước tháng 2/2020, cả Ukraine và Nga đều nằm trong số những nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các mặt hàng như lúa mì và lúa mạch. Tuy nhiên, cuộc xung đột đã khiến giá lúa mì và ngô kỳ hạn của Mỹ đạt mức cao nhất trong thập kỷ và gây ra sự biến động trong giá lúa mì toàn cầu suốt cả năm.
Và trong khi sản lượng năm ngoái và xuất khẩu các loại ngũ cốc như lúa mì từ Ukraine vẫn còn đáng kể bất chấp chiến tranh và việc đóng cửa các cảng ở Biển Đen, thì số lượng thu hoạch và vận chuyển trong năm nay có thể sẽ giảm.
Năm 2022, Whitelaw mô tả vụ lúa mì ở Ukraine ở mức “khá tốt” và “hoàn toàn tuyệt vời” ở Nga, nhưng cho biết vụ thu hoạch của Ukraine có thể sẽ giảm khoảng 20% vào năm 2023 do nông dân gieo ít vụ hơn.
Nguyên nhân chính là do người nông dân thiếu khả năng tiếp cận tài chính, tiếp cận phân bón, nhiên liệu, lao động, ngoài ra giá ngũ cốc ở Ukraine cũng rất thấp. Vì vậy, động cơ khuyến khích nông dân trồng trọt thấp hơn.
Năm 2022, dữ liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc cho thấy 20-30% diện tích lúa mì vụ đông được gieo ở Ukraine dự kiến sẽ không được thu hoạch trong mùa hè này vì thiếu đủ đường.
So với năm 2021, Ukraine đã có một vụ ngô bội thu với sản lượng 42 triệu tấn (mmt). Tuy nhiên, vào năm 2023/24, sản lượng này sẽ giảm xuống còn từ 21 đến 22 triệu tấn.
Đối với lúa mì, vụ thu hoạch năm 2021 là 33 triệu tấn, nhiều nhà phân tích dự báo sản lượng cho năm nay “có thể là 16-17 triệu tấn”.
Cũng như năng suất cây trồng, xuất khẩu cũng sẽ giảm, luồng thương mại ngũ cốc từ Ukraine sẽ ghi nhận khối lượng giảm, nhưng không nhiều bằng sản lượng giảm hoàn toàn do tiêu dùng trong nước yếu. Xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine (ngô + lúa mì) niên vụ 2023/24 có thể là 27-30 triệu tấn, giảm 15-18 triệu tấn so với niên vụ 2021/22.
Ngũ cốc Ukraine ồ ạt chảy vào các thị trường Trung Âu đã khiến hàng loạt các quốc gia lên tiếng phản đối nhập khẩu, đi đầu là các nước bao gồm Ba Lan, Hungary, Bulgaria và Slovakia.
Giá lương thực rẻ của quốc gia này đã gây bất lợi cho nông dân Ba Lan cũng như việc Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Henryk Kowalczyk từ chức trong tháng này. Vào ngày 7/4, người kế nhiệm của ông, Robert Telus, cho rằng việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine sang Ba Lan sẽ bị hạn chế và tạm dừng “ngay bây giờ”, theo báo cáo của Reuters.
Về lâu dài, nhiều nhà phân tích dự báo ngũ cốc của Ukraine sẽ có cơ hội đi từ Bắc và Nam Mỹ sang Trung Đông, Bắc Phi và châu Á, nếu mùa màng bội thu có thể được xuất từ Autralia sang Đông Á.
Thương mại thực phẩm toàn cầu
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, cuộc chiến ở Ukraine đã góp phần làm tăng giá lương thực, với lạm phát trên 5% tại hơn 80% các quốc gia có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, trong khi những hạn chế đối với hàng xuất khẩu từ Ukraine đã tác động đến giá lương thực, thì chi phí năng lượng và phân bón tăng có thể còn có tác động lớn hơn, theo nghiên cứu của một nhóm tại Đại học Edinburgh do Peter Alexander đứng đầu, được công bố vào tháng Hai.
Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có thêm 1 triệu ca tử vong ở Trung Đông, châu Phi cận Sahara và Bắc Phi nếu giá phân bón tăng cao trong năm nay.
Về lâu dài, bức tranh rất phức tạp. Theo Alexander, giảng viên cao cấp tại Học viện Hệ thống Nông nghiệp và Thực phẩm Toàn cầu của Đại học Edinburgh, biến đổi khí hậu gây ra thời tiết khắc nghiệt đã và đang gây khó dễ cho hệ thống thực phẩm.
Nhưng điều này có thể phát triển như thế nào vẫn chưa rõ ràng, ông nói với CNBC: “Tác động của thời tiết khắc nghiệt trong tương lai... hạn hán, nắng nóng, lũ lụt thực sự chưa được hiểu rõ.”
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và tính sẵn có của hàng hóa và thực phẩm nói chung là rất nhiều và đa dạng - thời tiết xấu ở Ma-rốc và Tây Ban Nha được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu rau quả ở Vương quốc Anh vào tháng 2, cộng với các thủ tục hải quan và giá năng lượng cao.
Theo Alexander, các cách ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực trên khắp thế giới cũng không đơn giản, với nhiều “câu chuyện cạnh tranh nhau”. Ví dụ, địa phương hóa chuỗi thức ăn có thể không giúp được gì.
Ngoài ra, giá thực phẩm cao hơn không nhất thiết là một điều xấu, theo Alexander. “Thay vì cố gắng duy trì giá lương thực thấp một cách giả tạo, hoặc giá lương thực không phản ánh tất cả các chi phí... có lẽ chúng ta có thể tạo ra những loại thực phẩm lành mạnh bền vững hơn, và đem chúng quyên tặng cho những người nghèo”, ông đề xuất.
Bên cạnh đó, giảm tiêu thụ thịt ở các nước phát triển cũng có thể là một lựa chọn. Alexander nói thêm: “Chúng ta cần một hệ thống thực phẩm công bằng và hiệu quả hơn, điều này rất có thể liên quan đến sự thay đổi chế độ ăn uống theo quan điểm của phương Tây.
Một cuộc tranh luận khác là nên sử dụng bao nhiêu ngũ cốc cho nhiên liệu sinh học so với nguồn cung cấp thực phẩm. Trong nhiên liệu sinh học, ngũ cốc được sử dụng để sản xuất ethanol, được pha trộn với xăng để giảm lượng khí thải.
Việc giảm 50% lượng ngũ cốc được sử dụng để sản xuất ethanol ở Mỹ và châu Âu “sẽ bù đắp cho tất cả lượng xuất khẩu lúa mì, ngô, lúa mạch và lúa mạch đen bị mất của Ukraine”, theo công ty nghiên cứu Viện Tài nguyên Thế giới trong một bài đăng vào ngày 1 tháng 4 năm 2022, khoảng năm tuần sau khi Nga tấn công Ukraine.
Điệp Nguyễn (Theo CNBC)