Để nâng tầm thị trường, giúp việc nâng hạng đi theo đúng lộ trình đặt ra, bên cạnh nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc cải thiện chính sách, 'dọn dẹp' thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp niêm yết cũng phải tự nâng cấp bản thân.
Theo chuyên gia, để hạn chế rủi ro mua phải cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, điều quan trọng nhất là nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giải ngân bởi rủi ro này có thể biết trước.
Quy định hiện hành đã cơ bản đảm bảo được quyền lợi nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Điều quan trọng nhất là nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giải ngân.
Phe bán áp đảo khiến VN-Index lao dốc giảm 9,66 điểm. Sắc đỏ chiếm phần lớn trên bảng điện tử, cá biệt có HVN, VIX, QBS 'lau sàn'.
Áp lực bán mạnh và dứt khoát xuất hiện sau thời điểm 14h đã khiến thị trường lao dốc và chỉ được 'cứu nguy' khi rơi xuống mốc 1.250 điểm.
Thị trường có phiên bán mạnh trên diện rộng khiến thị trường giảm sâu. Sắc đỏ phủ khắp bảng điện tử khiến VN Index rơi về mốc 1.261 điểm. Điểm nhấn của thị trường đến từ việc tổng giá trị giải ngân tăng mạnh đạt hơn 40,7 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, khối ngoại bán ròng mạnh hơn 1,5 nghìn tỷ.
Sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc, cổ phiếu DPC sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày 28/5 tới đây, còn cổ phiếu POM và QBS cùng giao dịch trở lại từ ngày hôm nay 23/5…
Thị trường tiếp tục có phiên tăng khá tích cực giúp VN Index vượt mốc 1.220 điểm. Điểm nhấn của phiên là cổ phiếu HVN khi tăng trần với khối lượng khớp lệnh lớn, sau thông tin doanh thu tăng mạnh. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu trụ khác tăng tốt cũng giúp thị trường giữ được sắc xanh. Khối ngoại mua ròng hơn 500 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào MWG.
Cổ phiếu TAR của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cổ phiếu QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina và 3 cổ phiếu 'họ' Lilama là những mã sẽ phải 'rời sàn' chứng khoán trong tháng 5 này…
Cổ phiếu TAR của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, APC của CTCP Chiếu xạ An Phú (Apira), QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình và 3 cổ phiếu 'họ' Lilama là những mã bị hủy niêm yết bắt buộc trong tháng 5 này.
Tâm lý nghỉ lễ đã lan rộng khiến thị trường đi ngang trong biên vận động hẹp, trên nền thanh khoản thấp suốt cả phiên. Trong bối cảnh đó, một số mã thuộc nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thu hút dòng tiền để tăng khá tốt. Khối ngoại cũng hoạt động cầm chừng với mức bán ròng khoảng 400 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS) - bà Vũ Thị Dương đã chính thức nộp đơn xin từ nhiệm chức vụ. Đơn từ nhiệm của bà Dương đã được ĐHĐCĐ thông qua.
Phiên tăng điểm mạnh hôm qua vẫn chưa chiếm trọn được niềm tin của nhà đầu tư khi mà thanh khoản chưa có sự ủng hộ mạnh mẽ về một đợt hồi phục ngắn. Qua đó, dòng tiền đã quay đầu tìm đến các cổ phiếu nhỏ nhằm tìm kiếm cơ hội ngắn hạn trong khi chờ đợi thêm những tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
QCG hiện dẫn đầu tốp 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE, sau đó là cổ phiếu TTE (tăng 21,3%), TNC (tăng 13,3%), QBS (tăng 12,8%) và SCD (tăng 7,4%).
Thị trường lại chứng kiến phiên giảm sâu khi VN Index mất gần 23 điểm và rơi khỏi mốc 1.200. Trong khi sắc đỏ phủ kín bảng điện tử với nhiều mã giảm mạnh thì PSH lại ngược dòng tăng trần với giao dịch bùng nổ khi có hơn 20 triệu đơn vị khớp lệnh.
Phe bán áp đảo, nhóm ngân hàng là gánh nặng chính của thị trường khiến VN-Index giảm 22,67 điểm xuống 1.193,01 điểm.
Lo ngại dâng cao và sự thận trọng chiếm lĩnh thị trường, giao dịch trở nên thưa thớt khi nhà đầu tư đứng ngoài trong ngày đáo hạn phái sinh.
Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực 'cứu' chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.
Sau 2 phiên liên tiếp bán ròng, khối ngoại đã quay lại mua ròng với giá trị 71 tỷ đồng phiên hôm nay.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, VietBank cũng đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu VBB trên sàn HoSE khi thời điểm và điều kiện thị trường thuận lợi. Năm nay, VietBank cũng sẽ trình vấn đề này để xin ý kiến cổ đông.
Thị trường bật tăng mạnh trong phiên chiều với sự thăng hoa của nhóm ngân hàng. Theo đó, VN Index tăng hơn 18 điểm và tiến về sát vùng 1.280 điểm. Khối ngoại tranh thủ xả hàng khi bán ròng gần 730 tỷ đồng.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán trong nước hôm nay (11/4) tiếp tục trải qua phiên giao dịch thận trọng, VN-Index hồi phục nhưng không thể trụ lại trên tham chiếu. Thị trường thiếu động lực, nhóm ngành đủ mạnh dẫn dắt, vắng bóng cổ phiếu sang tay nghìn tỷ.
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu POM của Công ty cổ phần Thép Pomina, từ ngày 10/5.
Phiên 11/4, thị trường duy trì trạng thái giao dịch giằng co với mức thanh khoản thấp, cho thấy lực cung - cầu đã cân bằng nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng.
Lý do hủy niêm yết bắt buộc mà HoSE đưa ra cho Thép Pomina là do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa ra quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu của CTCP Thép Pomina (POM) và CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS).
Gần 280 triệu cổ phiếu POM của Công ty CP Thép Pomina sẽ bị hủy niêm yết trên sàn HOSE kể từ ngày 10/5/2024.
Ngày giao dịch cuối cùng đối với 2 cổ phiếu trên là ngày 9/5/2024…
Thị trường trải qua thêm một phiên giao dịch ảm đạm cả về thanh khoản và điểm số, do nhà đầu tư chưa tìm thấy lý do để mở vị thế với vùng trũng thông tin hiện tại.
Sở GDCK TP. HCM vừa có quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu POM của CTCP Thép Pomina và cổ phiếu QBS của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình, kể từ ngày 10/5.
Lực cầu khá yếu khiến thị trường khó tiến xa, chỉ số VN-Index gặp khó khi tìm đến mốc 1.270 điểm. Điểm sáng là các cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên UPCoM.
Đón nhận những phiên liên tiếp giảm và thanh khoản cũng cho dấu hiệu hụt hơi, nhà đầu tư đã trở lại trạng thái thận trọng cao độ và phần lớn đã đứng ngoài trong phiên giao dịch sáng nay.
Thị trường tiếp tục giảm mạnh và rơi về vùng 1.255 điểm. Trong đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ giảm sâu với nhiều mã nằm sàn. Điểm sáng của thị trường đến từ một số cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí và bất động sản. Sau phiên mua ròng trước, khối ngoại mua bán cân bằng trở lại.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) có thông báo gửi Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu QBS do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Công ty.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có thông báo gửi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã chứng khoán QBS) về vấn đề hủy niêm yết bắt buộc.
HoSE thông báo về việc sẽ thực hiện hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu QBS của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Công ty.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ 1.255 – 1.260 điểm.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 5/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu QBS của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã ck: QBS).
Ngày 3/4 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có thông báo gửi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã chứng khoán QBS) về vấn đề hủy niêm yết bắt buộc.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xuất nhập khẩu Quảng Bình lũy kế đến cuối năm 2023 âm hơn 242 tỷ đồng. Do lợi nhuận âm nặng dẫn đến cổ phiếu QBS tiếp tục bị giữ nguyên diện kiểm soát theo quy định.
Tâm điểm đáng chú ý của thị trường thuộc về nhóm cổ phiếu phân bón và hóa chất. Một trong những động lực chính hỗ trợ nhóm cổ phiếu này chính là việc Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu ure.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa cập nhật danh sách 83 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (vay margin) tính đến ngày 15/8.
Lực cầu được duy trì tốt xuyên suốt phiên đã giúp cho VN-Index có được phiên phục hồi tích cực trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng 7/2023.
Trong khi dòng tiền vẫn tiếp tục luân chuyển ở nhóm cổ phiếu nhỏ, thì tín hiệu đáng chú ý khác là sau khoảng thời gian dài, nhà đầu tư mới hướng về nhóm cổ phiếu thép để tìm kiếm cơ hội.
Sau khoảng 1 giờ lình xình, thị trường đã tăng vọt nhờ lực cầu nhập cuộc sôi động. Trong đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ là tâm điểm thị trường với hàng loạt mã đua nhau tăng trần.
Dòng tiền vào thị trường chứng khoán chưa mạnh do doanh nghiệp vẫn đang xoay trở trong khó khăn, áp lực trả nợ trái phiếu vẫn còn nhiều
Lực cản quanh vùng 1.070 - 1.080 điểm vẫn khá lớn khiến thị trường quay đầu giảm. Trong những phiên tới có thể tiếp tục xảy ra sự phân hóa nhưng VN Index có thể tăng điểm bất kỳ lúc nào. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nhưng chỉ nên tập trung vào các mã đang hút dòng tiền và chưa tăng mạnh.
Thông tin sắp chốt quyền trả cổ tức sẽ khiến dòng tiền tìm đến cổ phiếu ACB, giúp khối lượng giao dịch tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một năm.
Thị trường có tuần tăng điểm không đáng kể, nhưng thanh khoản có sự gia tăng nhất định phản ánh tâm lý nhà đầu tư có phần tự tin hơn. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn chưa trở lại với bluechip, mà tiếp tục xoay quanh các cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm kiếm cơ hội ngắn hạn.