Yên vui hưởng thụ quyền lợi y tế, văn hóa, giáo dục

ĐBP - 50 năm về trước, Điện Biên là “vùngtrũng” về mọi mặt, đời sống nhân dân vô vàn khó khăn, thiếu thốn, giáo dục, y tế,an sinh xã hội đều thiếu hụt. Trải qua những năm tháng gian khó, giờ đây hầu hếtmọi người dân từ vùng thấp đến vùng cao đều dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xãhội. Người dân yên vui hưởng thụ các quyền lợi về y tế, văn hóa, giáo dục, ansinh xã hội. Đời sống không chỉ vật chất mà cả tinh thần đều nâng lên rõ rệt.

Người dân từ vùng thấp đến vùng cao,mọi độ tuổi đều được đảm bảo quyền lợi học tập. Trong ảnh: Lớp học xóa mù chữcho người dân vùng cao xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ).

Trong giáo dục và đào tạo, từ phần lớnđồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ, trường lớp mới gây dựng đơn sơ, đếnnay toàn tỉnh có 474 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và các trung tâm giáodục thường xuyên với 7.308 lớp, hơn 207.000 học sinh; cùng với 4 trường cao đẳngđào tạo nhiều ngành nghề. Các chỉ tiêu huy động dân số trong độ tuổi đến trườngcơ bản đạt và vượt kế hoạch. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm tăng; tỷ lệchuyển lớp, chuyển cấp, thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp, đại học năm saucao hơn năm trước. Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, từng bướcđáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.

Bà Hoàng Tuyết Ban, Giám đốc Sở Giáodục và Đào tạo cho biết thêm: “Điện Biên hiện đang giữ vững và nâng cao chất lượngphổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ mức độ2. Tỉnh đã đạt các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn phổcập giáo dục THCS mức độ 3, đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét công nhận”.

Không chỉ vậy, Điện Biên đang trởthành tỉnh tiên phong trong cả nước phổ cập kỹ năng AI cho giáo viên với việc tậphuấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo thế hệ mới” cho hơn 1.000 cán bộ quản lý, giáoviên, nhằm ứng dụng công nghệ vào quản lý, giảng dạy và các hoạt động sư phạm,giúp cả thầy và trò phát huy tối đa sự sáng tạo và tiềm năng của bản thân, gópphần nâng cao chất lượng dạy và học.

Cùng với đảm bảo quyền lợi học tậpthì việc chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được chú trọng. Nếu như trước đây, hệthống cơ sở vật chất ngành Y tế hết sức khó khăn, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ thiêútrầm trọng; thì hiện nay đã được đầu tư khá đồng bộ, cơ bản đảm bảo đầy đủ thuốc,vật tư y tế và nhân lực phục vụ khám, chữa bệnh, hướng đến mục tiêu vì nhân dânphục vụ. Toàn tỉnh bình quân đạt 12,58 bác sĩ/1 vạn dân, 2 dược sĩ đại học/1 vạndân. Trung bình hàng năm thăm khám cho trên 900.000 lượt bệnh nhân, điều trị nôịtrú trên 120.000 lượt bệnh nhân. Công tác tiêm chủng mở rộng được triển khaithường xuyên ở 100% xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủngđầy đủ các loại vắc xin năm 2024 đạt 95%. Nhiều thiết bị y tế hiện đại như: Hệthống chụp cộng hưởng từ MRI; X - quang kỹ thuật số; siêu âm 4 chiều và thiết bịnội soi... được đầu tư đưa vào hoạt động tại các bệnh viện. Các phương pháp điêùtrị chuyên sâu, phức tạp như: Siêu lọc, mổ nội soi, tán sỏi tiết niệu ngượcdòng bằng tia laser... đã thực hiện thường quy tại tỉnh thay vì phải chuyển tuyếnnhư trước, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân. Một thay đổi mạnh mẽ của ngành Ytế tỉnh trong thời gian gần đây là đẩy mạnh chuyển đổi số, 100% cơ sở y tế cônglập đã triển khai khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân/ứng dụng VneID; thựchiện kê đơn thuốc điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt tại bệnh viện...

Ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tếcho biết: “Trong thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được,khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, hướng đến mục tiêu xây dựnghệ thống y tế hiện đại, công bằng, hiệu quả và bền vững. Nâng cao chất lượngkhám, chữa bệnh, đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật cao, công nghệ mới vào hoạt độngkhám, chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải và chuyển tuyến”.

Trong suốt chặng đường phát triển củatỉnh, dù cuộc sống nhiều đổi thay, nhưng những nét đẹp văn hóa truyền thống củacộng đồng 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn luôn được quan tâm gìn giữ, bảo tồnvà phát huy giá trị tốt đẹp. Đến nay tỉnh ta có 20 di sản văn hóa được đưa vàodanh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 35 di tích được xếp hạng; 41 nghệnhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực disản văn hóa phi vật thể. Còn rất nhiều đổi thay trong đời sống văn hóa xã hội,các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện hiệu quả, hàngnghìn ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh đượchoàn thành, tiếp sức cho những hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, dựngxây tương lai mới.

50 năm trôi qua cùng thăng trầm củađất nước, Điện Biên tự hào với những thành tựu đã đạt được, đồng thời luôn ghinhớ không ngừng nỗ lực cố gắng vươn lên sánh cùng các tỉnh trong khu vực, đểngười dân được yên vui, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.

Bài, ảnh: Nguyễn Hiền

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/y-te/yen-vui-huong-thu-quyen-loi-y-te-van-hoa-giao-duc5566