Yếu tố gây suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn.

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là gì?

Suy giảm miễn dịch bẩm sinh là một loại rối loạn di truyền hiếm gặp khiến một hoặc nhiều thành phần của hệ thống miễn dịch. Suy giảm miễn dịch khiến hàng rào bảo vệ cơ thể bị ảnh hưởng, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,... dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Tình trạng này làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do đặc điểm di truyền, trẻ em mắc phải tình trạng này thường đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh lý, đặc biệt là nhiễm trùng, nhiều hơn so với trẻ em khác. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân này có thể được ổn định thông qua các biện pháp hỗ trợ. Ngược lại, nếu không được chữa trị, suy giảm miễn dịch có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Các dạng của suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Các dạng của suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: dạng tiên phát bẩm sinh (do gen) và dạng thứ phát do mắc phải (nhiễm HIV, suy dinh dưỡng nặng, dùng thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị…); trong đó suy giảm miễn dịch bẩm sinh là căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 1/1.200 trẻ sinh sống.

Bình thường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm… Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc tiên phát là do các khiếm khuyết gen làm cho một số thành phần của hệ miễn dịch hoạt động không bình thường dẫn đến cơ thể hay bị nhiễm trùng. Một số thể bệnh suy giảm miễn dịch thứ phát tương đối nhẹ, trong khi một số thể khác lại nghiêm trọng do mức độ thiếu hụt miễn dịch khác nhau.

Yếu tố gây suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh

Nguyên nhân chính gây suy giảm miễn dịch bẩm sinh ở trẻ em là do các yếu tố di truyền. Trẻ em mắc phải tình trạng này thường đặc biệt nhạy cảm với nhiều loại tác nhân nhiễm trùng, phụ thuộc vào bản chất của sự suy giảm miễn dịch cụ thể mà trẻ mắc phải như:

Suy giảm hệ miễn dịch liên quan đến các tế bào B: có thể bao gồm tình trạng giảm gamma globulin trong máu, dẫn đến các nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp nghiêm trọng; trong một số trường hợp, trẻ có thể sinh ra với tình trạng thiếu gamma globulin trong máu, gây ra các nhiễm trùng nặng và nguy cơ tử vong cao.

Suy giảm liên quan đến tế bào T: có thể gây ra các nhiễm trùng nấm tái phát nhiều lần.

Suy giảm miễn dịch do di truyền khác biệt rõ ràng so với các trường hợp suy giảm hệ miễn dịch mắc phải hoặc liên quan đến tuổi già. Bên cạnh các biểu hiện của suy giảm miễn dịch còn có các dấu hiệu của căn nguyên gây nên, chẳng hạn như suy giảm miễn dịch do lạm dụng corticoid, hay suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS...

Kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, trẻ em sinh ra từ cha mẹ có những bất thường trong hệ gen liên quan đến hệ miễn dịch có nguy cơ mắc suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh cao hơn những trẻ sinh ra từ cặp cha mẹ bình thường.

Trẻ sinh ra bởi bố mẹ có sự suy giảm miễn dịch bất thường trong bộ gen có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh cao hơn so với trẻ có bố mẹ bình thường.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trong vòng 6 năm trở lại đây, khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 80 trường hợp mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh trong đó chỉ ¼ số bệnh nhi có tiên lượng tốt nhờ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Điều đáng nói là rất nhiều bác sĩ các tuyến dưới và gia đình có con mắc bệnh chưa có đầy đủ kiến thức về căn bệnh này.

BS Hương Giang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/yeu-to-gay-suy-giam-mien-dich-bam-sinh-169250126153257082.htm