10 bộ trang phục dân tộc đẹp nhất của Miss Grand Vietnam 2024

'Thiên Hạc', 'Thạch Long Họa Khắc' là những tác phẩm xứng đáng được xếp vào danh sách 10 bộ Trang phục dân tộc đẹp nhất của Miss Grand Vietnam 2024.

Mới đây, Đêm trình diễn Trang phục dân tộc thuộc khuôn khổ Miss Grand Vietnam 2024 được diễn ra tại Phan Thiết với màn tranh tài kỹ năng sân khấu của Top 36 thí sinh, trong đó có cả sự góp mặt của một số Hoa - Á hậu nổi tiếng như Bảo Ngọc, Thanh Thủy, Ngọc Thảo, Bùi Khánh Linh, Lương Thùy Linh.

Cùng SAOstar điểm lại 10 bộ trang phục dân tộc gây ấn tượng nhất tại mùa giải năm nay:

Đầu tiên là tác phẩm “Huyền Sử Âu Lạc” của tác giả Nguyễn Quốc Đạt được trình diễn bởi thí sinh Kim Tú Bình – SBD 433. Trang phục được lấy cảm hứng từ hình ảnh về Quốc mẫu Âu Cơ cùng truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Việt.

Đầu tiên là tác phẩm “Huyền Sử Âu Lạc” của tác giả Nguyễn Quốc Đạt được trình diễn bởi thí sinh Kim Tú Bình – SBD 433. Trang phục được lấy cảm hứng từ hình ảnh về Quốc mẫu Âu Cơ cùng truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Việt.

"Thủy Yên" của tác giả Châu Văn Phúc do Hoa hậu Liên Lục Địa 2022 – Lê Nguyễn Bảo Ngọc trình diễn. Lấy cảm hứng chính từ hình tượng con kìm nóc, đầu đao hay thượng sĩ thường thấy trong các công trình tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.

"Thủy Yên" của tác giả Châu Văn Phúc do Hoa hậu Liên Lục Địa 2022 – Lê Nguyễn Bảo Ngọc trình diễn. Lấy cảm hứng chính từ hình tượng con kìm nóc, đầu đao hay thượng sĩ thường thấy trong các công trình tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam.

“Lụa Nàng Sen” của tác giả Bùi Công Thiên Bảo, trình diễn bởi Hoa hậu Việt Nam 2022 – Huỳnh Thị Thanh Thủy. Được làm từ lụa tơ sen của Việt Nam, một loại lụa quý hiếm, đắt đỏ vào bậc nhất Thế giới. Từng sợi tơ được người nghệ nhân khéo léo rút ra từ thân cây sen. Thanh Thủy mang nhan sắc đậm chất con gái Việt Nam, dịu dàng, trong trẻo, thành công truyền tải thông điệp ngợi ca vẻ đẹp và sức sáng tạo của người nghệ nhân Việt.

“Lụa Nàng Sen” của tác giả Bùi Công Thiên Bảo, trình diễn bởi Hoa hậu Việt Nam 2022 – Huỳnh Thị Thanh Thủy. Được làm từ lụa tơ sen của Việt Nam, một loại lụa quý hiếm, đắt đỏ vào bậc nhất Thế giới. Từng sợi tơ được người nghệ nhân khéo léo rút ra từ thân cây sen. Thanh Thủy mang nhan sắc đậm chất con gái Việt Nam, dịu dàng, trong trẻo, thành công truyền tải thông điệp ngợi ca vẻ đẹp và sức sáng tạo của người nghệ nhân Việt.

“Thiên Hạc” của tác giả Lê Thị Kim Dung được Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2020 – Nguyễn Lê Ngọc Thảo trình diễn. Trang phục với tông màu chủ đạo là đen và trắng càng làm nổi bật từng chi tiết mô phỏng kỹ thuật điêu khắc, đính kết cầu kỳ tạo hiệu ứng ấn tượng khi trình diễn. Lấy hình ảnh chim Lạc trong văn hóa Đông Sơn làm điểm nhấn, đại diện cho con người chính trực, cùng khát vọng vươn lên, chinh phục ước mơ của người con đất Việt.

“Thiên Hạc” của tác giả Lê Thị Kim Dung được Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2020 – Nguyễn Lê Ngọc Thảo trình diễn. Trang phục với tông màu chủ đạo là đen và trắng càng làm nổi bật từng chi tiết mô phỏng kỹ thuật điêu khắc, đính kết cầu kỳ tạo hiệu ứng ấn tượng khi trình diễn. Lấy hình ảnh chim Lạc trong văn hóa Đông Sơn làm điểm nhấn, đại diện cho con người chính trực, cùng khát vọng vươn lên, chinh phục ước mơ của người con đất Việt.

“Thạch Long Họa Khắc” của tác giả Ngô Hải Đăng do thí sinh Nguyễn Thị Lệ Nam – SBD 174 trình diễn. Có lịch sử hơn 400 năm, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình vẫn tồn tại trong mạch ngầm lịch sử Việt Nam bằng những tác phẩm điêu khắc đá có giá trị nghệ thuật cao. Trang phục được thiết kế hoành tráng với biểu tượng Rồng bay lượn 3D tinh xảo.

“Thạch Long Họa Khắc” của tác giả Ngô Hải Đăng do thí sinh Nguyễn Thị Lệ Nam – SBD 174 trình diễn. Có lịch sử hơn 400 năm, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình vẫn tồn tại trong mạch ngầm lịch sử Việt Nam bằng những tác phẩm điêu khắc đá có giá trị nghệ thuật cao. Trang phục được thiết kế hoành tráng với biểu tượng Rồng bay lượn 3D tinh xảo.

“Hoa Trên Chiến Trận” của tác giả Nguyễn Minh Triết được Phạm Hoàng Kim Dung – SBD 113 trình diễn. Bộ cánh khắc họa hình ảnh nữ tướng Nguyễn Thị Bành - nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Trang phục không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh hình ảnh nữ anh hùng kiên cường, bất khuất mà còn truyền tải thông điệp đừng để định kiến trở thành rào cản của hoài bão và ước mơ. Với kinh nghiệm là vũ công, Kim Dung mang đến những cảm xúc trọn vẹn qua những chuyển động cơ thể thu hút.

“Hoa Trên Chiến Trận” của tác giả Nguyễn Minh Triết được Phạm Hoàng Kim Dung – SBD 113 trình diễn. Bộ cánh khắc họa hình ảnh nữ tướng Nguyễn Thị Bành - nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Trang phục không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh hình ảnh nữ anh hùng kiên cường, bất khuất mà còn truyền tải thông điệp đừng để định kiến trở thành rào cản của hoài bão và ước mơ. Với kinh nghiệm là vũ công, Kim Dung mang đến những cảm xúc trọn vẹn qua những chuyển động cơ thể thu hút.

“Mai” của tác giả Nguyễn Duy Hậu, do thí sinh Vũ Thị Thu Hiền – SBD 421 trình diễn. Theo lưu truyền, vì say mê vẻ đẹp rực rỡ của hoàng mai, người dân Nam Bộ đi khẩn hoang đã mang về thuần dưỡng để mỗi dịp xuân về, hoa lại nở vàng rực một góc sân, mang theo niềm vui về một mùa sum họp sắp đến.

“Mai” của tác giả Nguyễn Duy Hậu, do thí sinh Vũ Thị Thu Hiền – SBD 421 trình diễn. Theo lưu truyền, vì say mê vẻ đẹp rực rỡ của hoàng mai, người dân Nam Bộ đi khẩn hoang đã mang về thuần dưỡng để mỗi dịp xuân về, hoa lại nở vàng rực một góc sân, mang theo niềm vui về một mùa sum họp sắp đến.

“Lạc Thiêng” của tác giả Nguyễn Trung Thành, do Nguyễn Thị Yến Nhi – SBD 193 trình diễn. Trang phục được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của Tổ Mẫu Âu Cơ cùng truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên của dân tộc Việt Nam. Lồng ghép trong thiết kế là hình ảnh bọc trứng cách điệu hoa sen hay hoa văn trên trống đồng Đông Sơn.

“Lạc Thiêng” của tác giả Nguyễn Trung Thành, do Nguyễn Thị Yến Nhi – SBD 193 trình diễn. Trang phục được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của Tổ Mẫu Âu Cơ cùng truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên của dân tộc Việt Nam. Lồng ghép trong thiết kế là hình ảnh bọc trứng cách điệu hoa sen hay hoa văn trên trống đồng Đông Sơn.

“May Tre” của tác giả Vũ Tuấn Hưng được Lâm Thị Bích Tuyền – SBD 051 trình diễn. Lấy cảm hứng từ nét đẹp độc đáo của sản phẩm mây tre đan truyền thống Việt Nam. Nét đẹp không chỉ là hình thức thẩm mỹ bên ngoài, tính ứng dụng đa dạng mà còn ở sự tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo của người nghệ nhân làng nghề.

“May Tre” của tác giả Vũ Tuấn Hưng được Lâm Thị Bích Tuyền – SBD 051 trình diễn. Lấy cảm hứng từ nét đẹp độc đáo của sản phẩm mây tre đan truyền thống Việt Nam. Nét đẹp không chỉ là hình thức thẩm mỹ bên ngoài, tính ứng dụng đa dạng mà còn ở sự tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo của người nghệ nhân làng nghề.

"Khảm Xà Cừ" của tác giả Nguyễn Ngọc Tứ do Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 - Lương Thùy Linh trình diễn. Thiết kế được lấy cảm hứng từ xà cừ được khảm trên các công trình kiến trúc xưa. Tác phẩm muốn kể cho công chúng về câu chuyện của nghề thủ công truyền thống đã gắn liền với lịch sử của nền mỹ thuật dân tộc.

"Khảm Xà Cừ" của tác giả Nguyễn Ngọc Tứ do Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 - Lương Thùy Linh trình diễn. Thiết kế được lấy cảm hứng từ xà cừ được khảm trên các công trình kiến trúc xưa. Tác phẩm muốn kể cho công chúng về câu chuyện của nghề thủ công truyền thống đã gắn liền với lịch sử của nền mỹ thuật dân tộc.

Chung kết Miss Grand Vietnam 2024 sẽ được diễn ra vào tối ngày 3/8. Top 36 thí sinh sẽ tranh tài thông qua các phần thi như bikini, dạ hội, thuyết trình hòa bình và ứng xử để lên ngôi Tân Hoa hậu kế nhiệm Lê Hoàng Phương.

Thiết kế Trang phục dân tộc đẹp nhất sẽ được Tân Miss Grand Vietnam đem đến dự thi tại đấu trường quốc tế vào tháng 10.

Mia

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/thoi-trang/10-bo-trang-phuc-dan-toc-dep-nhat-cua-miss-grand-vietnam-2024-202407311108139655.html