11 bài hát về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 hay, ý nghĩa, xúc động

Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, cùng lắng nghe những bài hát hay, ý nghĩa, cảm động, đi cùng năm tháng để tri ân những người chiến sĩ đã hi sinh vì dân tộc.

Mục lục

1. Màu hoa đỏ - Bài hát về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 h
2. Cỏ non thành cổ
3. Bài ca không quên
4. Vết chân tròn trên cát
5. Huyền thoại mẹ
6. Cúc Ơi! Em Ở Mô - Bùi Thúy
7. Hát Về Anh - FM Band
8. Chúng Tôi Hát Giữa Trường Sa
9. Hát Mãi Khúc Quân Hành
10. Cô Gái Mở Đường
11. Hát Về Tổ Quốc Tôi

Ngày 27/7 hằng năm là ngày mà chúng ta bày tỏ lòng biết ơn, ca ngợi những người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc. Cùng điểm qua những bài hát hay và ý nghĩa nhất về ngày Thương binh Liệt sĩ.

1. Màu hoa đỏ - Bài hát về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 h

Cố nhạc sỹ Thuận Yến đã phổ nhạc cho ca khúc này dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. “Màu hoa đỏ” chính là sự quật cường của dân tộc Việt Nam cùng chung tay để chiến đấu lại với kẻ thù xâm lược.

Bài hát mang một điệu trữ tình lẫn bi tráng, tạo cảm xúc mạnh với người nghe. Và đặc biệt, khi nghe “Màu hoa đỏ”, mỗi người con đất Việt lại cảm thấy niềm tự hào dân tộc trong từng hơi thở.

Mặc dù ca khúc ra đời trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến đế quốc Mỹ, nhưng bài hát đã mang lại một niềm tin tất thắng của cả dân tộc. “Màu hoa đỏ” chính là vầng hào quang chiến thắng mà tác giả đã mường tượng ra.

Và điều đó đã thành sự thật, ngày 30/4/1975, miền Nam đã được giải phóng, non sông gấm vóc 3 miền nối liền một dải.

Lời bài hát "Màu hoa đỏ":

Có người lính

Mùa thu ấy

Ra đi từ mái tranh nghèo

Có người lính

Mùa xuân ấy

Ra đi từ đó không về

Dòng tên anh khắc vào đá núi

Mây ngàn hóa bóng cây che

Chiều biên cương trắng trời sương núi

Mẹ già mỏi mắt nhìn theo

Việt Nam ơi Việt Nam

Núi cao như tình mẹ

Bốn mùa tóc bạc nỗi thương con

Việt Nam ơi Việt Nam

Ngọn núi nơi anh ngã xuống

Rực cháy lên

Màu hoa đỏ phía rừng xa

Rực cháy lên

Màu hoa đỏ trước hoàng hôn

Có người lính

Mùa thu ấy

Ra đi từ mái tranh nghèo

Có người lính

Mùa xuân ấy

Ra đi từ đó không về

Dòng tên anh khắc vào đá núi

Mây ngàn hóa bóng cây che

Chiều biên cương trắng trời sương núi

Mẹ già mỏi mắt nhìn theo

Việt Nam ơi Việt Nam

Núi cao như tình mẹ

Bốn mùa tóc bạc nỗi thương con

Việt Nam ơi Việt Nam

Ngọn núi nơi anh ngã xuống

Rực cháy lên

Màu hoa đỏ phía rừng xa

Rực cháy lên

Màu hoa đỏ trước hoàng hôn

Việt Nam ơi Việt Nam

Núi cao như tình mẹ

Bốn mùa tóc bạc nỗi thương con

Việt Nam ơi Việt Nam

Ngọn núi nơi anh ngã xuống

Rực cháy lên

Màu hoa đỏ phía rừng xa

Rực cháy lên

Màu hoa đỏ

Trước hoàng hôn

2. Cỏ non thành cổ

“Cỏ non thành cổ” là sáng tác của nhạc sỹ Tân Huyền vào đầu năm 1990. Ca khúc này được ông viết trong chuyến đi thực tế đến Quảng Trị để lấy tư liệu viết về đề tài chiến tranh. Khi đứng trên mảnh đất mà nhiều chiến sỹ của ta đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, nhạc sỹ Tân Huyền ngước lên nhìn bầu trời vào xuân và như muốn thu hết vào tầm mắt mình khoảng trời trong xanh vời vợi ấy.

Ca khúc chính là bản trường ca tái hiện lại thời kỳ chiến đấu hào hùng của cha ông trong công cuộc giành lại độc lập, tự do. Ca khúc được nhạc sỹ Tân Huyền hoàn thành trong vòng 1 tuần, và khi ông hát bài hát này, những người có mặt đều rưng rưng nước mắt.

Lời bài hát "Cỏ non thành cổ":

Cỏ non Thành Cổ, một màu xanh non tơ

Bình minh Thành Cổ, cỏ mềm theo gió đong đưa

Cỏ non Thành Cổ, một màu xanh non tơ

Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ

Người vợ nào, người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ khi chồng con không trở về

Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ

Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ

Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ

Xin chớ vô tình với người hy sinh trên mảnh đất quê mình

Cỏ non Thành Cổ, một màu xanh non tơ

Bình minh Thành Cổ, cỏ mềm theo gió đong đưa

Cỏ non Thành Cổ, một màu xanh non tơ

Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ

Người vợ nào, người mẹ nào ngậm ngùi nuốt lệ khi chồng con không trở về

Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ

Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ

Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ

Xin chớ vô tình với người hy sinh trên mảnh đất quê mình

Cỏ xanh non tơ

Xin chớ vô tình với người hy sinh cho hạnh phúc quê mình

3. Bài ca không quên

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn – tác giả của ca khúc “Bài ca không quên” là một người lính. Ông đã trải qua 15 năm nơi chiến trường khắc nghiệt, tận mắt chứng kiến những gian khổ của người lính Việt Nam, tận mắt nhìn thấy và đào huyệt chôn những đồng đội đã anh dũng ngã xuống vì đất nước và đau đớn hơn, chính đôi tay ấy đã phải tự chôn đứa con 4 tháng tuổi của chính mình vì chiến tranh.

Mặc dù có rất nhiều nghệ sỹ đã thể hiện bài hát “Bài ca không quên” nhưng có lẽ, nữ ca sỹ Cẩm Vân là người hát thành công ca khúc này nhất. Nữ danh ca kể lại rằng rất nhiều người đã khóc khi nghe cô hát và bản thân cô cũng rất nhiều lần không cầm được nước mắt.

Lời bài hát "Bài ca không quên":

Có một bài ca không bao giờ quên

Là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên

Có một bài ca không bao giờ quên

Là lời mẹ ru con đêm đêm

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Tháng ngày vất vả

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Gót mòn hành quân hối hả

Làm bạn cùng trăng và ôm súng ngắm sao khuya

Có một bài ca không bao giờ quên

Là mẹ dõi bước con bạc tóc thời gian

Có một bài ca không bao giờ quên

Là rừng lạnh sương đêm trăng suông

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Những người đã ngã

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Gửi trọn đời cho tất cả

Là đồng đội tôi còn ôm súng giữ biên cương

Nhưng giờ đây, có giây phút bình yên

Sao tôi quên, có giây phút bình yên

Sao tôi quên, sao tôi quên

Bài ca tôi đã hát

Bài ca tôi đã hát

Với quê hương, với bạn bè, với cả cuộc đời

Tôi không thể nào quên

Bài ca tôi đã hát

Bài ca tôi đã hát

Với em yêu, với đồng đội, với cả lòng mình

Tôi không thể nào quên

Có một bài ca không bao giờ quên

Là thành phố nhớ nhung một dáng hình ai

Có một bài ca không bao giờ quên

Là cả mùa xuân tim không phai

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Những mùa nước đổ

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Em chống xuồng vượt qua pháo nổ

Chỉ một lần quen mà mang nỗi nhớ mênh mông

Có một bài ca không bao giờ quên

Là lời đất nước tôi chẳng phút bình yên

Có một bài ca không bao giờ quên

Là lời mẹ ru con đêm đêm

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Đất rừng xứ lạ

Bài ca tôi không quên, tôi không quên

Bước dồn đường khuya đói lả

Gạo hẩm cầm hơi

Một điếu thuốc cũng chia đôi

Nhưng giờ đây có giây phút bình yên

Sao tôi quên có giây phút bình yên

Sao tôi quên, sao tôi quên

Bài ca tôi đã hát

Bài ca tôi đã hát

Với quê hương với bạn bè với cả cuộc đời

Tôi không thể nào quên

Bài ca tôi đã hát

Bài ca tôi đã hát

Với em yêu, với đồng đội, với cả lòng mình

Tôi không thể nào quên

Tôi không thể nào quên

4. Vết chân tròn trên cát

“Vết chân tròn trên cát” là một ca khúc viết về những người cựu chiến binh được đông đảo công chúng yêu thích. Đây là sáng tác của nhạc sỹ Trần Tiến, viết về hành trình ngày trở về của người lính sau chiến tranh. Mặc dù mang trong mình vết thương từ cuộc chiến khốc liệt, nhưng anh vẫn cố gắng cùng đôi nạng gỗ hàng ngày đến trường làng để dạy cho các em thơ về những bài hát của quê hương.

Ca khúc được viết dựa trên câu chuyện có thật về anh thương binh ở làng chài Tiền Hải (Thái Bình).

Lời bài hát "Vết chân tròn trên cát":

Vết chân tròn vẫn đi về

Trên con đường mòn cát trắng quê tôi

Anh thương binh vẫn đến trường làng

Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương

Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời

Bài hát có đồng lúa miên man câu hò

Bài hát có người lính đã hy sinh rất âm thầm

Cho hôm nay những gót chân son vui quanh vết chân tròn

5. Huyền thoại mẹ

“Huyền thoại mẹ” là ca khúc kinh điển của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết về những người mẹ Việt Nam anh hùng. Ca khúc được cố nhạc sỹ sáng tác khi thăm nhà bảo tàng ở Quảng Bình vào đầu năm 1984.

Khi nhìn thấy bức ảnh chụp mẹ Suốt – người từng kiên cường chèo chiếc đò ngang dưới mưa bom bão đạn, đưa bộ đội qua sông trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, cố nhạc sỹ đã không kìm được sự xúc động. Chính điều đó đã thúc đẩy nhạc sỹ Trịnh Công Sơn sáng tác ca khúc “Huyền thoại mẹ” với tấm lòng thành kính về những hy sinh thầm lặng của những người mẹ Việt Nam trong thời chiến.

Lời bài hát "Huyền thoại mẹ":

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại

Từng câu chuyện ngày xưa

Mẹ về đứng dưới mưa

Che đàn con nằm ngủ

Canh từng bước chân thù

Mẹ ngồi dưới cơn mưa

Mẹ lội qua con suối

Dưới mưa bom không ngại

Mẹ nhẹ nhàng đưa lối

Tiễn con qua núi đồi

Mẹ chìm trong đêm tối

Gió mưa tóc che lối con đi

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại

Từng câu chuyện ngày xưa

Mẹ về đứng dưới mưa

Che từng căn hầm nhỏ

Xóa sạch vết con về

Mẹ ngồi với cơn mưa

Mẹ là gió uốn quanh

Trên đời con thầm lặng

Trong câu hát thanh bình

Mẹ làm gió mong manh

Mẹ là nước chứa chan

Trôi dùm con phiền muộn

Cho đời mãi trong lành

Mẹ chìm dưới gian nan

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại

Từng câu chuyện ngày xưa

Mẹ về đứng dưới mưa

Che đàn con nằm ngủ

Canh từng bước chân thù

Mẹ ngồi dưới cơn mưa

Mẹ lội qua con suối

Dưới mưa bom không ngại

Mẹ nhẹ nhàng đưa lối

Tiễn con qua núi đồi

Mẹ chìm trong đêm tối

Gió mưa tóc che lối con đi

Đêm chong đèn ngồi nhớ lại

Từng câu chuyện ngày xưa

Mẹ về đứng dưới mưa

Che từng căn hầm nhỏ

Xóa sạch vết con về

Mẹ ngồi với cơn mưa

Mẹ là gió uốn quanh

Trên đời con thầm lặng

Trong câu hát thanh bình

Mẹ làm gió mong manh

Mẹ là nước chứa chan

Trôi dùm con phiền muộn

Cho đời mãi trong lành

Mẹ chìm dưới gian nan

Mẹ ngồi với cơn mưa

Mẹ chìm dưới gian nan

Mẹ làm gió mong manh

(Đêm chong đèn ngồi nhớ lại)

(Từng câu chuyện ngày xưa)

6. Cúc Ơi! Em Ở Mô - Bùi Thúy

Cúc Ơi! Em Ở MÔ được phổ từ bài thơ “Cúc ơi” của Yến Thanh. Với giai điệu thiết tha, sâu lắng, bài hát thể hiện lòng biết ơn, nỗi xót thương của nhân dân ta với những cô gái ngã ba Đồng Lộc đã anh dũng hi sinh trong một trận bom của không quân Mỹ.

Lời bài hát Cúc Ơi! Em Ở Mô

CÚC ƠI !

Tiểu đội xếp hàng ngang

Không thấy em về Cúc ơi

Chín bạn đã quây quần

Chỉ còn thiếu mình em thôi

Em nằm nơi mô mịt mù khói lửa

Đồng Lộc xác xơ cánh chim lìa bầy.

Cúc ơi em nằm nơi nào

Lòng đất sâu thì lạnh lắm mà áo em lại mỏng

Da em xanh và mái tóc còn xanh

Về với anh Cúc ơi…

Về đi thôi ơi Cúc ơi…

Về tắm dòng sông trong Ngàn phố

Về ăn trái quýt đỏ Sơn Bằng

Cơm chiều chưa ăn

Gối còn thêu dở

Đồng đôi đang chờ em

Đũa găm mà cơm úp

Đồng đội khóc tên em

Cạn khô mà dòng lệ.

Ở đâu em ơi... Về thôi Cúc ơi…

Nằm đâu em ơi… Về thôi Cúc ơi…

7. Hát Về Anh - FM Band

Hát Về Anh với ca từ đơn giản mà đậm tình, thiết tha nhưng cũng rất hào hùng. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong lời bài hát hiện lên sao mà gần gũi, thân thương mà cũng thật oai hùng. Các anh đã anh dũng chiến đấu vì độc lập dân tộc, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Lời bài hát Hát Về Anh:

Một ba lô cây súng trên vai

Người chiến sĩ quen với gian lao

Ngày dài đêm thâu vẫn có những người lính trẻ

Nặng tình quê hương canh giữ trên miền đất mẹ

Rừng âm u mây núi mênh mông

Ngày nắng cháy đêm giá lạnh đầy

Rừng mờ sương khuya bóng tối quân thù trước mặt

Nặng tình non sông anh dâng trọn tuổi đời thanh xuân

Cho em thơ ngủ ngon và vui bước sớm hôm đến trường

Cho yên vui mùa xuân đôi lứa còn hẹn hò ước mơ

Ðã có những hy sinh khó nói hết bằng lời

Nên đọng lại trong tôi những nghĩ suy

Cho tôi ca bài ca về người chiến sĩ nơi tuyến đầu

Nơi biên cương rừng sâu anh âm thầm chịu đựng gió sương

Dẫu có những gian lao dẫu có những nhọc nhằn

Mang trong trái tim anh trọn niềm tin

Rừng âm u mây núi mênh mông

Ngày nắng cháy đêm giá lạnh đầy

Rừng mờ sương khuya bóng tối quân thù trước mặt

Nặng tình non sông anh dâng trọn tuổi đời thanh xuân

Cho em thơ ngủ ngon và vui bước sớm hôm đến trường

Cho yên vui mùa xuân đôi lứa còn hẹn hò ước mơ

Ðã có những hy sinh khó nói hết bằng lời

Nên đọng lại trong tôi những nghĩ suy

Cho tôi ca bài ca về người chiến sĩ nơi tuyến đầu

Nơi biên cương rừng sâu anh âm thầm chịu đựng gió sương

Dẫu có những gian lao dẫu có những nhọc nhằn

Mang trong trái tim anh trọn niềm tin

Xin hát mãi về anh người chiến sĩ biên cương

Xin hát mãi về anh người chiến sĩ biên cương

Xin hát mãi về anh người chiến sĩ biên cương

8. Chúng Tôi Hát Giữa Trường Sa

Chúng Tôi Hát Giữa Trường Sa với giai điệu hào hùng đã thể hiện niềm tin vào độc lập dân tộc của những người chiến sĩ. Những người lính ấy đã ra sức giữ gìn Tổ quốc dù phải trải qua bao khó khăn gian khổ.

Lời bài hát Chúng Tôi Hát Giữa Trường Sa:

Đường xá sông ngòi về tới biển khơi

Rừng sâu biên giới miền núi xa xôi

Ta yêu đất nước tuyệt vời

Đêm hôm canh gác biển trời

Ra sức giữ gìn Tổ Quốc ta yên vui.

Nhà máy công trường tỏa khói nơi nơi

Đồng quê bát ngát ruộng lúa xanh tươi

Vui sao khi phố rộn ràng

Xe đi chân bước nhịp nhàng

Vang mãi tiếng còi rộn rã trong tim bao người.

[ĐK:]

Chúng ta là chiến sĩ Công an

Trung với Đảng suốt đời vì dân

Khó khăn gian khổ biết mấy

Ghi lời Bác dạy ta quyết vượt qua.

Nhiệm vụ ta Công an vinh quang

Bảo vệ an ninh cho nhân dân

Không lùi bước trước quân thù tàn ác

Nguyện cầm súng sát cánh chiến đấu

Chặn bàn tay âm mưu xâm lăng

Trong chiến thắng chúng ta cùng hát mừng.

9. Hát Mãi Khúc Quân Hành

Hát mãi khúc quân hành với giai điệu hào hùng, sôi nổi đã thể hiện niềm tự hào về các chiến sĩ chiến đấu ngày đêm vì mong muốn mang lại hòa bình, bình yên cho dân tộc, mang lại độc lập cho Tổ quốc.

Lời bài hát Hát Mãi Khúc Quân Hành

Đời mình là một khúc quân hành, là bài ca chiến sĩ

Ta ca vang triền miên qua tháng ngày

Lượn bay trên núi đồi biên cương đến nơi đảo xa

Mãi trong lòng chúng ta ca bài ca người lính

Mãi trong lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca

Dù rằng đời ta thích hoa hồng

Kẻ thù buộc ta ôm cây súng

Ta yêu sao làng quê non nước mình

Tình quê hương vút thanh âm khúc quân hành ca

10. Cô Gái Mở Đường

Bài hát Cô Gái Mở Đường được nhạc sĩ Xuân Giao viết để ca ngợi những thiếu nữ đã xông pha nơi chiến trường, hòa chung không khí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Những người thiếu nữ ấy đã dùng đôi bàn tay mảnh mai để mở con đường ra trận cho quân ta.

Lời bài hát Cô Gái Mở Đường

1. Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh

Tiếng hát ai vang động cây rừng

Phải chăng em cô gái mở đường

Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát.

Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường

Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường.

Em đi lên rừng cây xanh mở lối

Em đi lên núi núi ngả cúi đầu

Em đi bắc những nhịp cầu

Nối những con đường Tổ quốc yêu thương

Cho xe thẳng tới chiến trường.

2. Cô gái miền quê ra đi cứu nước

Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn

Bàn tay em phá đá mở đường

Gian khó phải lùi nhường em tiến bước.

Em có nghe tiếng súng nơi tiền phương giục lòng

Miền Nam tha thiết gọi cả nước ta lên đường.

Tiếng nói Bác Hồ trong tim ngời sáng

Như sao Mai lấp lánh rọi núi rừng

Soi cho em đắp chặng đường

Trên đất quê nhà Tổ Quốc yêu thương

Ôi con đường mới anh hùng.

3. Đêm đã về khuya sương rơi ướt áo

Tiếng hát em vẫn vọng núi rừng

Mặc bom rơi pháo sáng mịt mùng

Em vẫn mở đường để xe đi tới.

Yêu biết bao cô gái vui ngày đêm mở đường

Rừng trăm hoa thắm nở chẳng có hoa nào bằng.

Em đi san rừng, em đi bạt núi

Em như con suối nước chảy không ngừng

Em đang bước tiếp chặng đường

Theo những anh hùng Tổ Quốc yêu thương

Góp công cùng chiến thắng thù

Góp công cùng tiền phương chiến thắng thù.

11. Hát Về Tổ Quốc Tôi

Hát Về Tổ Quốc Tôi - Doãn Tần

Hát Về Tổ Quốc Tôi - Doãn Tần

Hát Về Tổ Quốc Tôi với giai điệu thiết tha cùng giọng hát nội lực đầy tự hào của NSƯT Doãn Tần đã ca ngợi non sông tươi đẹp cùng những trang sử đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam. Bài hát còn thể hiện tình yêu nước nồng nàn sâu sắc của nhân dân ta.

Lời bài hát Hát Về Tổ Quốc Tôi:

Trập trùng đỉnh cao mây bay biên giới,

Tôi đang đứng đây gìn giữ đất trời bao la,

Tổ quốc đã trao cho từng tấc đất của ông cha.

Ghi nhớ mãi lời Bác Hồ năm xưa,

Khi Người thăm Đền Hùng từng dạy đó,

Sóng sông Hồng âm vang như tiếng cha ông,

Giục chúng ta dựng xây.

Việt Nam vinh quang của ta,

Chiến công vẫn ngàn năm còn đó,

Sẽ mãi là bài ca sáng tươi,

Mùa xuân đến rồi với muôn hoa thơm ngát hương đời.

Đường biên giới gió như giục lòng ta bước tới,

Không cho bóng thù xâm phạm bờ cõi,

Non nước này càng thêm sáng tươi,

Tổ quốc Việt Nam ngàn lần yêu thương của tôi.Vậy là Báo Đắk Nông đã giới thiệu với bạn những bài hát hay và ý nghĩa về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 rồi đấy! Hãy cùng lắng nghe những giai điệu tự hào này để bày tỏ lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc!

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/tong-hop-11-bai-hat-ve-ngay-thuong-binh-liet-si-27-7-hay-y-nghia-xuc-dong-170527.html