7. Nhện lang thang Brazil. Đúng như tên gọi, loài nhện này thường đi lang thang mà không ở yên một chỗ. Điều này càng nguy hiểm cho con người vì bạn có thể bắt gặp chúng ở khắp mọi nơi. Tất cả loài nhện lang thang Brazil đều có màu nâu, lông xám và đốm đen trên bụng và có kích thước khá to với chân dài khoảng 15 cm và thân dài tầm 5 cm.
Nọc độc của chúng có thể gây phá hủy thần kinh cao nhất trong số tất cả loài nhện độc. Vết cắn của loại nhện này sẽ gây ra cảm giác cương cứng và đau đớn trong vòng 4 tiếng. Nếu không nhanh chóng xử lý có thể dẫn đến tử vong, những ca tử vong thường xảy ra ở trẻ em trước khi tìm ra thuốc giải.
Nếu bị nhện lang thang cắn, bạn có thể gặp một số triệu chứng, chẳng hạn như đổ mồ hôi, da phồng rộp và đau dữ dội tại vết cắn. Trong vòng 30 phút, các triệu chứng này lan rộng toàn thân, bao gồm các biểu hiện như nhịp tim bất thường, huyết áp cao hoặc thấp, trướng bụng, hạ thân nhiệt, buồn nôn, chóng mặt, mắt mờ và có thể lên cơn co giật. Nếu bị cắn bởi bất kỳ loài nào của nhện lang thang, bạn nên tìm cách điều trị khẩn cấp, để tránh trường hợp tử vong.
8. Nhện nâu. Nhện nâu thường sinh sống chủ yếu ở vùng phía Nam nước Mỹ. Loài nhện này có màu nâu đặc trưng, kích thước của chúng khoảng 2cm với nhện cái và 2,5cm với nhện đực.
Nhện nâu trưởng thành thường sống khoảng 1 - 2 năm. Mỗi con cái sản xuất nhiều nang trứng trong khoảng thời gian từ hai đến ba tháng, từ tháng năm đến tháng bảy, với khoảng năm mươi trứng trong mỗi túi. Trứng nở sau khoảng một tháng. Nhện con mất khoảng một năm để phát triển đến tuổi trưởng thành.
Nọc độc của nhện nâu sẽ khiến con mồi bị tê liệt, tiếp theo vùng thận sẽ ngừng hoạt động và dẫn đến tử vong. Đối với con người khi bị cắn nếu không được xử lý cẩn thận cũng sẽ gây ra một số hậu quả khá nghiêm trọng. Vết cắn của nhện nâu gây bầm tím quanh miệng vết thương, nhiễm khuẩn đồng thời hoại tử vùng da lớn.
9. Nhện Goliath Birdeater (nhện ăn chim). Không những sở hữu kích thước khủng mà loài nhện này còn có thể "xơi tái" một con chuột, con chim trong nháy mắt. Nhện Goliath Birdeater (nhện ăn chim) hay còn được gọi là Theraphosa blondi, thuộc họ nhà nhện Tarantula nhiều lông. Nguồn gốc của cái tên "nhện ăn chim" này xuất phát từ một nhà thám hiểm, khi ông vô tình phát hiện loài nhện này đang ăn một con chim ruồi.
Chúng sinh sống nhiều ở rừng nhiệt đới Nam Mỹ - Bắc Brazil, Surinam, Guyana, và Nam Venezuela. Theo các chuyên gia, Goliath Birdeater được công nhận là loài nhện lớn nhất thế giới khi sở hữu những cặp chân dài tới 28 - 30cm, nặng 170 gram. Ngoài ra, Goliath Birdeater được bao phủ bởi 1 lớp lông trông phát gớm, cùng cặp răng nanh dài tới 2cm. Lượng độc tố trong răng của Goliath Birdeater cũng là mối đe dọa "chết chóc" của không ít loài.
Khi nhắm được mục tiêu, chúng sẽ giương 4 chiếc chân trước, dài ngoằng nhiều lông lên để đe dọa. Nếu không hiệu quả, chúng sẽ dùng vũ khí bí mật là gai nhỏ ở bụng để "cọ" vào đối thủ - những chiếc gai sẽ ghim vào da, mắt khiến đối phương đau đớn. Nhận thấy kẻ địch đang hoảng loạn vì bất ngờ, chúng sẽ dùng chân giữ chặt con mồi rồi cắn mạnh. Những chiếc răng nanh sẽ tiêm chất độc để vô hiệu hóa con mồi, đồng thời hóa lỏng thịt và cơ quan nội tạng của chúng.
10. Nhện lạc đà. Nhện lạc đà là loài nhện độc nguy hiểm bậc nhất thế giới và có vẻ ngoài cực kinh dị không lẫn vào đâu được, với rất nhiều lông lá và chiếc mồm gớm ghiếc. Phần đầu của chúng có cấu tạo khá giống với bọ cạp, cơ chế sử dụng hàm cũng tương tự mang lại lực cắn rất lớn và có tiết ra nọc độc.
Thậm chí còn có những con nhện có kích thước lên đến 15cm. Thực tế loài động vật này không thuộc họ nhà nhện, chúng nằm trong họ với bọ cạp và còn có tên gọi khác là bọ cạp gió. Nọc độc của nhện lạc đà khiến vùng da thịt xung quanh bị tổn thương dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng máu. Trong trường hợp vết thương không được chữa trị một cách triệt để có thể dẫn đến nhiễm trùng và phải cắt bỏ hoặc nặng hơn có thể gây tử vong.
11. Nhện mạng phễu. Nhện mạng phễu có thể được nhận ra bởi màu nâu nhạt và nhiều hoa văn chữ V (hình chữ v) trên bụng hướng về phía đầu. Chúng thường bị nhầm lẫn với nhện nâu. Mặc dù nhện mạng phễu chỉ tấn công nếu chúng cảm thấy bị đe dọa, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về mức độ độc hại của chúng.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên thận trọng vì vết cắn của nhện mạng phễu sẽ dẫn đến sưng và tấy đỏ xung quanh khu vực, đồng thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ.
12. Nhện sói. Nhện sói là tên gọi chung của những loài nhện săn mồi trên đất liền. Chúng sống hầu hết trong mọi môi trường trên cạn, bao gồm đồng bằng, rừng núi, bình nguyên, sa mạc, đầm lầy, cao nguyên… Nhưng phổ biến nhất là môi trường đồng cỏ. Trên thế giới, có hơn 2.000 loài nhện sói được tìm thấy.
Chúng thường định vị con mồi bằng mắt, sau đó chọn thời cơ thích hợp để tấn công con mồi. Loài ăn tạp này sử dụng chân trước để khống chế con mồi, sau đó cắn và nghiền nát con mồi với hàm răng hàm sắc khỏe bén như lưỡi cưa cùng lượng độc tố trong nó khiến con mồi nhanh chóng bị tê liệt.
Mời quý độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Lê Trang (TH)