16 bài tập chuyên biệt dành cho người câm

Bên cạnh việc rèn luyện thể chất như những người bình thường khác, người câm nên tập những bài tập riêng để tránh xơ cứng sớm các khớp, cơ, dây chằng…

1. Vai trò của tập luyện đối với người câm

Người câm (không có khả năng phát ra âm thanh từ miệng) nên tập những bài tập chuyên biệt để tránh xơ cứng sớm khớp, cơ, dây chằng cũng như dịch nhờn liên quan đến các động tác nói và nuốt như khớp thái dương hàm, teo các cơ liên quan đến vận động khi nói, khi cười như cơ nhai, cơ cắn, lưỡi, cơ xiết họng, thanh quản…

Ở người câm, việc sử dụng ngôn ngữ từ các cấu trúc của cơ quan phát âm gần như không có dẫn tới giảm sức mạnh và phối hợp kém của các khớp thái dương hàm, cơ mặt, môi, lưỡi và hàm dẫn đến: Khuôn mặt cứng hay gọi là "mặt lạnh", hay chảy nước dãi, cơ mặt yếu, khó khăn trong việc nhai và nuốt, khó thực hiện cử động miệng (miệng hoặc lưỡi)…

Việc tập thể dục cho những người câm được thực hiện qua những động tác như trò chơi để tránh nhàm chán khi họ thực hiện hàng ngày, đồng thời làm tinh thần được thư giãn cũng như điều chỉnh, tránh được tính bướng bỉnh và hay cáu gắt ở nhóm người này.

Tác dụng của tập luyện các chức năng cơ quan vùng đầu cổ đối với người câm:

Cung cấp đủ không khí từ phổi để vận động ánh mắt, cơ mặt có thể kết hợp với sử dụng ngôn ngữ cơ thể, nhất là tay để giao tiếp (hệ hô hấp);
Luồng không khí từ phổi ra cũng giúp tạo ra sự thay đổi áp lực vùng hầu họng, khoang miệng để tạo ra các tần số rung của các cơ, dây chằng vùng cổ mặt cũng như tạo ra sự thay đổi các nếp nhăn trên khuôn mặt phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp;
Hệ thống cộng hưởng như khoang miệng, họng, mũi và xoang… tuy không dùng để cộng hưởng nguồn âm như những người bình thường mà để tăng thông khí, tăng vận chuyển các cơ sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói bằng kí hiệu;
Chuyển động của các cơ phát âm (môi, hàm, khẩu cái mềm) không phải để tạo ra âm thanh lời nói mà tạo ra các động tác nhai, nuốt, tiết nước bọt phục vụ cho ăn nhai (hệ thống khớp).
Để tạo cảm xúc trên khuôn mặt khi sử dụng ngôn ngữ không phải ngôn ngữ lời nói;
Tạo vẻ mặt theo ngữ điệu, vần điệu và nhịp điệu của ngôn ngữ thay ngôn ngữ lời. Kỹ năng vận động miệng cũng rất quan trọng đối với nét mặt.

2. Các bài tập phục hồi chức năng vùng đầu, mặt, lưỡi, khớp thái dương hàm dành cho người câm

2.1.Các động tác của đầu

Động tác 1

Thay đổi các vị trí của mặt: Thẳng, quay trái, quay phải chếch dần đến 90 độ, sau đó ngửa dần mặt ra phía sau đến tối đa; các động tác lặp lại 10 lần.

Động tác này giúp làm săn chắc các cơ vùng đầu cổ, giúp người câm có thể điều phối cơ mặt nhanh chóng thay đổi theo hoàn cảnh của ngôn ngữ cơ thể thay cho lời nói.

2.2.Các động tác của cơ mặt

Động tác 1:

Mở dần miệng từ bé tới tối đa, các động tác lặp lại 20 lần. Động tác này có thể làm tăng tiết dịch trong các tuyến nước bọt, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như giảm hiện tượng chảy dãi của những người không có khả năng nói.

Động tác 2

Chụm môi giống như động tác chuẩn bị hôn, động tác này lặp đi lặp lại 20 lần.

Động tác này cũng giúp cho các cơ miệng vận động cùng ngôn ngữ cơ thể, để cho người tiếp xúc dễ nhận biết hơn ngôn ngữ của người thực hiện.

Động tác 3

Động tác 3

Phồng má bằng cách giữ không khí và đôi môi được bịt kín, lặp động tác 20 lần.

Động tác này giúp việc vận chuyển luồng không khí nhuần nhuyễn từ phổi lên khoang miệng để không khí đủ lượng oxy dùng cho cơ thể.

Động tác 4

Động tác 4

Mỉm cười rồi thả lỏng môi và má, chậm dần, lặp lại 20 lần.

Động tác này giúp thả lỏng cơ vùng mặt, giúp biểu cảm cảm xúc dễ dàng khi kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.

Động tác 5

Động tác 5

Mím chặt môi rồi mở nhanh miệng tạo ra tiếng "POP", quá trình này lặp đi lặp lại từ từ 20 lần.

Mục đích chính của động tác này cũng để điều phối luồng hơi từ phổi ra và việc hít không khí vào phổi có thể thực hiện dễ dàng khi không sử dụng lời nói qua các cơ quan phát âm.

2.3.Các động tác của lưỡi

2.3.Các động tác của lưỡi

Động tác 1

Thè lưỡi, đưa ra đưa vào khoảng 20 lần.

Động tác 2

Động tác 2

Đưa lưỡi sang phải rồi đưa lưỡi sang trái, lặp lại động tác này 20 lần.

Động tác 3

Động tác 3

Giữ nguyên đầu và cố gắng đặt lưỡi chạm cằm, động tác này lặp đi lặp lại 20 lần.

Động tác 4

Động tác 4

Giữ nguyên đầu và cố gắng đặt lưỡi lên mũi, động tác này lặp đi lặp lại 20 lần.

Động tác 5

Động tác 5

Đá lưỡi sang làm phồng má phải, rồi đá lưỡi làm phồng má trái, lặp đi lặp lại 20 lần.

Động tác 6

Động tác 6

Đặt lưỡi lên vòm miệng rồi nói chữ "LA", lặp đi lặp lại 20 lần động tác này.

Động tác 7

Động tác 7

Liếm quanh mép, động tác này cũng lặp đi lặp lại 20 lần.

2.4.Động tác vận động của các khớp thái dương hàm

2.4.Động tác vận động của các khớp thái dương hàm

Các động tác này giúp duy trì chất nhờn trong khớp thái dương hàm; giúp cho hệ thống cơ và dây chằng xung quanh khớp được mềm mại, chống vôi hóa các cơ và dây chằng.

Động tác 1

Mở miệng từ từ cho đến khi miệng mở rộng nhất có thể, ngậm miệng lại từ từ từ và lại lặp lại động tác mở miệng. Động tác này được thực hiện 20 lần.

Động tác 2

Động tác 2

Di chuyển hàm dưới sang hai bên phải và trái, lúc đầu chậm sau đó tăng dần tốc độ đến nhanh nhất có thể. Động tác này lặp đi lặp lại 10 lần.

Động tác 3

Động tác 3

Di chuyển hàm lên trên và xuống dưới theo tốc độ từ chậm đến nhanh dần và đạt tốc độ tối đa nhất có thể, lặp động tác 10 lần mỗi lúc tập.

3. Lưu ý khi tập luyện đối với người câm

Các động tác nêu trên đều dễ dàng thực hiện và có thể áp dụng ở mọi lứa tuổi.

Việc thực hiện các bài tập dành cho người câm cần thực hiện đều đặn hàng ngày, tạo năng lượng để người câm có thể làm việc và học tập.

Mỗi bài tập được tiến hành 2 lần, mỗi ngày.

Nên tập trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau ăn hai giờ, sáng ngay khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Khi bị mệt hay ốm đau, vẫn nên duy trì tập luyện hàng ngày nhưng giảm số lần tập tùy theo sức khỏe mà người tập cảm nhận được.

Nếu đang tập mà cảm thấy mệt có thể dừng lại ở bất kì động tác nào.

PGS.TS. BS.Phạm Thị Bích Đào

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/16-bai-tap-chuyen-biet-danh-cho-nguoi-cam-169240803054612426.htm