4,6 tỷ người mắc bệnh tiêu hóa trên thế giới

Thế giới có khoảng 4,6 tỷ người bị mắc bệnh tiêu hóa, phổ biến nhất là bệnh lý đường tiêu hóa trên, bệnh lý gan mật tụy và bệnh lý đường tiêu hóa dưới.

Tại Hội nghị Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ XII năm 2024 với chủ đề Dinh dưỡng trong bệnh lý tiêu hóa, tổ chức ngày 27/7, BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Phó Chủ tịch Hội Dinh Dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết, thế giới có 4,6 tỷ người bị mắc bệnh tiêu hóa.

 BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp nhìn nhận, hiện nay với hiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong thực hành lâm sàng đã góp phần nâng cao chất lượng trong chẩn đoán, điều trị và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh trong đó can thiệp dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng.

BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp nhìn nhận, hiện nay với hiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong thực hành lâm sàng đã góp phần nâng cao chất lượng trong chẩn đoán, điều trị và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh trong đó can thiệp dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng.

Theo đó, các bệnh tiêu hóa phổ biến nhất là bệnh lý đường tiêu hóa trên, bệnh lý gan mật tụy và bệnh lý đường tiêu hóa dưới. Những con số này một lần nữa cho thấy những ảnh hưởng bệnh lý tiêu hóa lên sức khỏe như gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, điều này thúc đẩy sự quan tâm, hành động của giới khoa học và cộng đồng.

Theo BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, hầu hết những người mắc bệnh lý tiêu hóa đều trong độ tuổi lao động và bản thân bệnh lý sẽ trở thành gánh nặng rất lớn với tuổi thọ, sức đề kháng, dinh dưỡng và nhiều vấn đề liên quan. Nhiều người mắc bệnh nhưng nghĩ đây chỉ là rối loạn tiêu hóa thông thường mà bỏ qua các vấn đề chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

“Chúng ta cần biết rằng, bệnh lý tiêu hóa hoàn toàn có thể phòng ngừa được và những can thiệp trong bệnh lý tiêu hóa có thể đi từ điều trị đến hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sức đề kháng” - BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp chia sẻ.

Ban tổ chức trao quà cảm ơn các nhà tài trợ tại hội nghị dinh dưỡng mở rộng lần thứ XII TP. Hồ Chí Minh

Ban tổ chức trao quà cảm ơn các nhà tài trợ tại hội nghị dinh dưỡng mở rộng lần thứ XII TP. Hồ Chí Minh

Cũng tại hội nghị này, BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp đã có những chia sẻ về mối quan hệ giữa nước alkaline (kiềm) và bệnh lý tiêu hóa. Theo bà, dựa trên những nghiên cứu lâm sàng cho thấy nước kiềm có hiệu quả hỗ trợ đối với tình trạng tăng tiết dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, viêm đại tràng… Nước kiềm giúp cải thiện mật độ xương trên phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, giảm độ nhớt của máu (độ nhớt của máu cao có liên quan đến phát triển viêm, phát triển nguy cơ bệnh tim, hình thành cục máu đông). Ngoài ra, nước kiềm còn có hiệu quả với giấc ngủ, phục hồi sau tập luyện mức độ nặng và có hiệu quả với sức khỏe da.

“Khi uống nước kiềm tự nhiên thường được coi là an toàn vì chứa các chất khoáng tự nhiên. Nước kiềm nhân tạo có thể chứa ít chất khoáng hơn, pH cao, có thể chứa chất không mong muốn nên cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định lợi ích” - BS Diệp cho biết.

Chia sẻ về công dụng của nước khoáng kiềm thiên nhiên Vikoda, bà Nguyễn Thị Nga - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa đã khẳng định một số lợi của loại nước Vikoda với độ pH 9,0 từ nguồn khoáng kiềm Đảnh Thạnh trên đá. Các lợi ích này gồm độ kiềm tự nhiên giúp trung hòa axit dạ dày dư thừa, duy trì sức khỏe xương, cải thiện chức năng tim mạch, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải… Tuy vậy, bà Nga cũng chia sẻ rằng, kết quả uống nước kiềm không mang tính tức thời mà cần duy trì đều đặn mỗi ngày.

Minh Khuê

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/46-ty-nguoi-mac-benh-tieu-hoa-tren-the-gioi-335206.html