4 loại củ, hạt cực bổ dưỡng khi mọc mầm, vứt đi chỉ có tiếc hùi hụi

Nếu ăn khoai tây mọc mầm rất hại sức khỏe thì những loại thực phẩm dưới đây lại cực kì bổ dưỡng.

1. Gừng

Gừng mọc mầm

Gừng mọc mầm

Nếu thấy những củ gừng trong nhà bếp đã mọc mầm thì đừng vội vứt bỏ. Gừng mọc mầm không những không độc mà còn giảm bớt tính nóng, rát của gừng, tạo cảm giác bớt nồng hơn về hương vị.

Gừng mọc mầm có thể ăn được nhưng nếu gừng đã bị thối, hỏng thì sẽ sinh ra carcinole safrole, có độc tính cao, có thể làm thoái hóa tế bào gan và gây hại cho gan rất nhiều.

2. Tỏi

Tỏi được biết đến là loại gia vị rất dễ nảy mầm, chỉ cần để vài ngày là sẽ nảy mầm. Thế nhưng bạn đừng quá lo lắng về vấn đề này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau, khi nảy mầm, dinh dưỡng và chất chống oxy hóa của tỏi tăng lên gấp đôi. Các chất này rất tốt cho tim mạch.

3. Lạc

Lạc sau khi nảy mầm có thể ăn được, giá trị dinh dưỡng của chúng tăng gấp đôi. Lạc nảy mầm không chỉ có vị giòn và sảng khoái, mà còn chứa resveratrol gấp 100 lần so với hạt lạc thông thường, và có tiếng là "mầm trường thọ".

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa lạc nảy mầm và lạc bị nấm mốc. Lạc bị nấm mốc do bảo quản quá lâu sẽ sinh độc tố aflatoxin gây ung thư.

4. Đậu nành

Sau khi mầm đậu nành nảy mầm, hàm lượng protein và một số vitamin sẽ tăng lên, có thể phân hủy các chất cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, giải phóng nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, phốt pho, canxi… làm tăng hiệu suất sử dụng của cơ thể và tăng gấp đôi giá trị dinh dưỡng của đậu nành, đặc biệt thân thiện với người tiêu hóa kém.

Bên cạnh những thực phẩm kể trên, có một số loại thực phẩm mọc mầm vẫn có thể ăn được như: hành tây, khoai lang… Chúng chỉ giảm dinh dưỡng và mùi vị chứ không sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể con người.

Theo Báo Giao thông

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-loai-cu-hat-cuc-bo-duong-khi-moc-mam-vut-di-chi-co-tiec-hui-hui/20230327084943871