5 kỹ năng giúp con tự tin nói trước đám đông

Các chuyên gia tâm lý nhận thấy rất nhiều trẻ phát triển nỗi sợ nói trước đám đông ở độ tuổi học tập.

Kỹ năng nói trước công chúng của trẻ thường bị bỏ qua và vì thế kém phát triển, nhưng đây là kỹ năng quan trọng ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận bản thân. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng nói trước công chúng của trẻ thường bị bỏ qua và vì thế kém phát triển, nhưng đây là kỹ năng quan trọng ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận bản thân. (Ảnh: ITN)

Thực tế, thật khó để trẻ đứng và nói trước một vài người chứ đừng nói đến một đám đông lớn. Kỹ năng nói trước công chúng của trẻ thường bị bỏ qua và vì thế kém phát triển, nhưng đây là kỹ năng quan trọng ảnh hưởng đến cách trẻ nhìn nhận bản thân.

Dù trẻ chọn lĩnh vực nào thì khả năng giao tiếp với một người hoặc một nhóm sẽ giúp trẻ nổi bật và đạt được mục tiêu nhanh hơn rất nhiều.

Mọi phụ huynh đều có thể giúp con mình kỹ thuật nói trước công chúng, vì nói trước công chúng không nhất thiết có nghĩa là đứng trên sân khấu, nó có thể là một hoạt động thường xuyên; như giao tiếp thông thường với một nhóm người hoặc nói chuyện với người thân, bạn bè, v.v.

Đó là lý do giới chuyên gia chia sẻ một số kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm mà họ có được khi làm việc với trẻ em, giúp cha mẹ hướng dẫn con cách nói chuyện trước đám đông.

Biến nó thành một trò chơi thú vị

 Hãy giúp con tập trung nhiều hơn vào việc luyện tập để loại bỏ nỗi sợ hãi khi nói. (Ảnh: ITN)

Hãy giúp con tập trung nhiều hơn vào việc luyện tập để loại bỏ nỗi sợ hãi khi nói. (Ảnh: ITN)

Đừng gọi đó là nói chuyện trước công chúng, hãy biến nó thành một trò chơi cho con. Chúng ta coi trọng các hoạt động nói trước công chúng đến mức nó khiến trẻ em sợ hãi, chúng cảm thấy khó khăn khi đối mặt với tình huống này.

Làm thế nào để khiến điều này trở nên vui vẻ? Hãy biến nó thành một trò chơi chứ không phải một hoạt động sẽ được phân tích, đánh giá hoặc điều gì đó mà trẻ có thể thất bại.

Trẻ cần chia sẻ quan điểm của mình với cha mẹ về các chủ đề để vui chơi chứ không phải để ghi điểm. Điều này sẽ giúp loại bỏ nỗi sợ hãi khỏi tâm trí trẻ, giúp chúng có nhiều không gian để suy nghĩ thay vì lo lắng.

Ví dụ, nếu con nhận được một chiếc váy hoặc một bộ trang phục mới, hãy gợi ý con thử nghĩ xem con sẽ làm gì với nó, những nơi con sẽ đi khi mặc chiếc váy đó, biến nó thành một sự kiện trong đó con đang đứng và nói mà không hề nhận ra rằng mình đang nói trước một nhóm nhỏ (gia đình), do đó con không cảm thấy căng thẳng.

Có rất nhiều trẻ thực sự giỏi trong việc chuẩn bị những gì muốn nói và cách các em muốn thể hiện. Nhưng các em thiếu tự tin để nói ra vì các em chưa từng thực hành điều này.

Bạn sẽ làm thế nào để con tự tin hơn khi nói chuyện? Bất cứ khi nào bạn dùng bữa tối cùng gia đình, hãy khuyến khích con chia sẻ quan điểm hoặc cuộc trò chuyện với người thân. Khi bạn đến bất kỳ nhà hàng nào, hãy đề nghị con gọi món và tự trình bày mọi vấn đề với nhân viên phục vụ. Cách này sẽ thúc đẩy sự độc lập, từ đó con sẽ tự tin hơn.

Coi trọng thực hành

 Nếu bạn thực sự muốn đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng, hãy đưa ra ít nhất 2 phản hồi tích cực trước và luôn kết thúc bằng phản hồi tích cực. (Ảnh: ITN)

Nếu bạn thực sự muốn đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng, hãy đưa ra ít nhất 2 phản hồi tích cực trước và luôn kết thúc bằng phản hồi tích cực. (Ảnh: ITN)

Tất cả chúng ta tại một thời điểm nào đó trong đời đều đã được dạy cách chuẩn bị một bài phát biểu hoặc bài thuyết trình. Nói trước đám đông là một kỹ năng đòi hỏi phải luyện tập nhiều.

Bình thường hóa việc thuyết trình ở nhà cho con bằng cách luyện tập cùng con. Hãy giúp con tập trung nhiều hơn vào việc luyện tập để loại bỏ nỗi sợ hãi khi nói.

Bạn cũng có thể yêu cầu con quay những video vui nhộn giới thiệu bản thân, khu vực yêu thích trong nhà hoặc điều gì đó con thích làm.

Sự đánh giá cao là chìa khóa

Khi bạn luyện tập cùng con và khuyến khích con giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau, bạn sẽ có phản hồi cho con. Phản hồi rất quan trọng, vì thế bạn cần đưa ra phản hồi tích cực.

Dĩ nhiên, bạn muốn giúp đỡ con bằng cách đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng, nhưng qua kinh nghiệm làm việc với nhiều trẻ em, giới chuyên gia cảm thấy phản hồi tích cực là hiệu quả nhất.

Nếu bạn thực sự muốn đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng, hãy đưa ra ít nhất 2 phản hồi tích cực trước và luôn kết thúc bằng phản hồi tích cực.

Lắng nghe

Dù con ở độ tuổi nào, bất cứ khi nào bạn hỏi con một câu hỏi, hãy dừng lại để con có thời gian trả lời và kiên nhẫn lắng nghe con.

Con cần có cảm giác được lắng nghe và đánh giá cao về những suy nghĩ cũng như quan điểm của mình. Điều này nghe có vẻ rất đơn giản nhưng lại rất quan trọng để dạy con biết lắng nghe tích cực và tăng cường sự tự tin cho con.

Chú ý ngôn ngữ cơ thể của con

Giúp con có tư thế đúng và dạy con biểu cảm bằng ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ, con có thể sử dụng cử chỉ trong khi nói thay vì giữ chặt tay. Ngôn ngữ cơ thể của con đóng một vai trò quan trọng khi nói trước đám đông.

Theo cuekids.com

Thủy Kiều

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/5-ky-nang-giup-con-tu-tin-noi-truoc-dam-dong-post694351.html