5 loại rau quý hiếm trên thế giới, giá đắt hơn thịt, cực kỳ nhiều dinh dưỡng giới siêu giàu thích ăn
Dưới đây là 5 loại rau củ quý hiếm, đắt đỏ nhất trên thế giới, cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng phục vụ thị hiếu của giới siêu giàu.
Rau là một nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể. Đa phần chúng ta tốn ít chi phí để mua đủ lượng rau cần thiết cho gia đình. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện những mặt hàng nông phẩm có giá cực kì đắt đỏ do đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian của người trồng. Chúng sẽ hướng đến đối tượng là những người mua có điều kiện, khả năng tài chính cực kì tốt. Dưới đây là 5 loại rau củ quý hiếm, đắt đỏ nhất trên thế giới, cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng phục vụ thị hiếu của giới siêu giàu.
1. Nấm Truffle trắng: Hơn 6 tỷ/1,5 kg
Trong số các loại nấm được dùng làm thực phẩm, Truffle được xếp vào loại quý hiếm như kim cương đen, không thể nuôi trồng để sản xuất đại trà bằng các phương pháp công nghiệp nhân tạo. Nó chỉ có thể mọc tự nhiên và chưa có dự án nhân giống nào thành công.
Không những vậy, giá trị của Truffle còn được xem là do hương vị của nấm. Mùi của nó rất mạnh sau khi được đào lên, một quả nấm cỡ hạt walnut có thể tỏa hương bao trùm một căn phòng. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại ca ngợi nấm Truffle như một loại thần dược phòng the, có tác dụng khơi nguồn cảm hứng và ẩn chứa sự bí ẩn đầy lôi cuốn.
2. Khoai tây La Bonnotte: 660 USD/kg
Loại khoai tây này chỉ mọc ở hòn đảo Noirmoutier phía tây nước Pháp. Khoai La Bonnotte được trồng trên quy mô nhỏ và thu hoạch bằng tay mỗi năm một lần. Năm nay, khoai sẽ được trồng trong vườn của lâu đài Versailles, Pháp.
3. Sợi nghệ tây: 4.400-22.000 USD/kg
Sợi nhụy nghệ tây là loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới. Trung bình 1 pound (chưa tới 500g) nghệ tây có giá là 10.000 USD (giá cả dao động tùy theo mùa). Những bông hoa nghệ tây nở trong thời gian rất ngắn và đặc biệt khi thu hoạch được hái bằng tay và phải hàng nghìn bông hoa như thế mới lấy được 1 kg bột nghệ nguyên chất.
Bột nghệ tây có vị đắng, sắc vàng tươi hoặc đỏ, dùng để nhuộm thực phẩm và làm tăng hương vị cho món ăn.
4. Tỏi đen
Đúng như tên gọi của nó, tỏi đen có phần tép màu đen và vị chua ngọt khác hẳn so với tỏi ta. Loại củ này còn được mệnhd anh là “chất tẩy rửa máu” vì nó có thể cải thiện khả năng miễn dịch, ức chế tế bào ung thư, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 – 90 độ C), độ ẩm dao động từ 80 - 90% và thời gian lên men kéo dài từ 30 - 60 ngày.
So với tỏi thường, tỏi đen có hàm lượng allicin ít hơn - một loại hợp chất hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, lượng axit amin, dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn tỏi thường.
Bên cạnh đó, tỏi đen cũng có nhiều hợp chất tên là S-Allylcysteine (SAC) giúp cơ thể hấp thụ allicin. Với nồng độ cao hơn, tỏi đen có thể hiệu quả hơn trong việc giúp cơ thể nhận được những lợi ích mà allicin cung cấp.
5. Loại rau bắp cải tí hon Brussels
Cải Brussels hay còn gọi là bắp cải bao tử khi trồng có yêu cầu rất khắt khe về ánh sáng. Nguồn dinh dưỡng của cải Brussels vô cùng phong phú với protein thô, vitamin, đường, caroten… làm chắc xương, cải thiện sức khỏe thận, tăng sinh lực cho dạ dày, làm sạch chất cặn bã và khắc phục tình trạng chán ăn.