5 tư duy sai lầm ở nơi làm việc khiến bạn không thể tìm thấy thành công
Cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của bạn tại nơi làm việc, vô hình đẩy bạn vào vách đá!
Rời khỏi ghế nhà trường và bước chân vào con đường kiếm tiền trong xã hội, môi trường thay đổi, các quy tắc ứng xử và tư duy cũng nên thay đổi. Người cố thủ với những quy tắc ban đầu mà chịu không thích ứng với hoàn cảnh, sau khi nhận về đắng cay mới biết thế nào là trưởng thành.
Chốn công sở như một xã hội thu nhỏ, nếu chúng ta không biết thay đổi tư duy để thích nghi thì cố gắng đến mấy cũng hoài công, thành tựu xa ngoài tầm với. Điển hình nhất là 5 kiểu tư duy sai lầm dưới đây:
1. Phải chuẩn bị đầy đủ mới bắt đầu thực hiện
Luôn muốn tất cả đều phải được sẵn sàng đủ đầy, cuối cùng lại phát hiện kế hoạch của mình căn bản không thể theo kịp với sự thay đổi hoặc những yếu tố bất ngờ.
Thật vậy! Thế giới này không phải lúc nào cũng suôn sẻ và diễn ra theo ý bạn muốn. Điều thật sự khó đoán nhất chính là tương lai. Do đó, quan trọng nhất là phải biết nắm bắt thời cơ, nếu không cho dù chuẩn bị kỹ càng đến đâu mà đã vụt mất cơ hội thì mọi nỗ lực cũng tan thành mây khói.
Thời gian chảy trôi, hãy luôn sẵn sàng khi còn có cơ hội. Cuộc sống đôi khi như một ván cược, một cuộc phiêu lưu, bạn mạnh dạn tiến một bước, con đường phía trước có lẽ cần phải vượt qua chông gai nhưng ít ra vẫn có cơ hội để bạn thử sức.
2. Không giữ chừng mực trong ăn nói
Mới bước vào nơi làm việc, mọi điều có lẽ đều không quen thuộc, nếu tìm được đồng nghiệp cùng chung chí hướng, hòa hợp để cố gắng thì đó chính là may mắn của bạn. Nhưng dù thân thiết đến mấy, bạn vẫn phải giữ chừng mực trong lời ăn tiếng nói. Không thể hiện quá nhiều về bản thân, cũng không “thấy thân mà đùa cợt quá trớn”.
Trong quan hệ bạn bè, đôi bên cần khoảng cách nhất định để duy trì tình cảm và sự gắn bó. Quan hệ đồng nghiệp cũng vậy.
Ở một khía cạnh khác, trong môi trường làm việc có rất nhiều cấp bậc, ví dụ đồng nghiệp cùng chức vụ (đồng đẳng), cấp trên và cấp dưới (không đồng đẳng)... Do đó, mỗi người cũng cần biết giới hạn trong cách ứng xử. Lúc này, người có EQ cao sẽ dễ dàng tồn tại vì họ biết giao tiếp khéo léo, xử lý tình huống tài tình.
3. Nỗ lực ắt có thành quả
Nhiều người nói, lựa chọn rất quan trọng, quan trọng hơn nỗ lực rất nhiều. Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của sự nỗ lực, vì nếu không có yếu tố này, có lẽ mọi thành công đều không thể đạt được.
Nhưng nhìn ở một góc độ khác, nếu lựa chọn ban đầu sai lầm thì nỗ lực bao nhiêu cũng thành công cốc. Lúc này, bạn cần phải vững tâm và bỏ ra nhiều cố gắng hơn để bắt đầu lại.
Vậy nên, nỗ lực có thể mang lại thành quả nhưng hãy dung dị với những gì nhận được, bao gồm thành và bại. Nhiều lúc, điểm cuối cùng của mọi cố gắng lại là thất bại. Do đó, hãy học cách lường trước điều này, sẵn sàng tâm lý đối mặt, hít sâu một hơi để đưa ra quyết định tiếp theo.
4. Tùy tiện thể hiện cảm xúc
Cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của bạn tại nơi làm việc, vô hình đẩy bạn vào vách đá!
EQ là gì? Người có EQ cao là phải biết kiểm soát cảm xúc, nếu không bạn sẽ đánh mất tình đồng nghiệp, ảnh hưởng đến công việc. Không một ai thích hợp tác với người hay có cảm xúc tiêu cực và dễ dàng nóng giận cả. Hơn nữa, nếu không biết đè nén cái tôi, bạn sẽ mất điểm trong mắt cấp trên, từ đó tỷ lệ đào thải lớn hơn.
5. Tự cho mình là trung tâm
Bạn không phải là nhân vật chính trong xã hội ngoài kia, mà chỉ có thể là nhân vật chính trong cuộc sống của chính mình. Muốn tỏa sáng, trước tiên phải bạn làm vai phụ!
Tự cho mình là trung tâm sẽ khiến bạn luôn sống trong những rắc rối, thậm chí còn rước về tai họa. Lúc nào cũng nghĩ mình là đúng, không biết lắng nghe và tiếp thu thì bạn chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”, sớm bị đào thải.
Vì vậy, khiêm tốn luôn là phẩm chất được xem trọng. Hãy là người xuất chúng và biết sống thông minh, sử dụng tài năng đúng lúc đúng nơi.