Người phát ngôn quân đội Ai Cập xác nhận hợp đồng được ký kết giữa với công ty sản xuất máy bay chiến đấu của Pháp, dưới hình thức một khoản vay tài chính có thời hạn tối thiểu 10 năm.
Trước đó vào năm 2015, Ai Cập và Pháp đã ký hợp đồng cung cấp 24 máy bay chiến đấu loại này cho không quân quốc gia Bắc Phi này
Máy bay Rafale rất cơ động, sở hữu hệ thống vũ khí tiên tiến, đa dạng. Khi trang bị phi đội lên tới 54 chiếc, năng lực tác chiến của không quân Ai Cập sẽ đứng đầu châu Phi.
Tiêm kích Rafale của Pháp có thể đe dọa vị thế xuất khẩu của "con gà đẻ trứng vàng" Nga là Sự-35
Nhiều quốc gia tìm tới tiêm kích Rafale như một giải pháp thay thế sau khi bị Mỹ khước từ bán F-35.
Công bằng mà nói, Rafale đang là một số ít những dòng tiêm kích thế hệ 4++ mạnh nhất của phương Tây.
Năng lực tác chiến của Rafale được đánh giá là tương đương, thậm chí nhỉnh hơn cả Su-35 ở một số thông số như tải trọng vũ khí và thiết bị điện tử.
Được coi là nét tinh hoa của người Pháp, Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, hai động cơ rất linh hoạt và hiệu quả.
Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Buồng lái kiểu "nhà kính" hiện đại với các màn hình LCD khổ lớn cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí, nhiên liệu và môi trường xung quanh máy bay.
Một trong những điểm độc đáo tạo nên sức mạnh cho Rafale là hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp có tên SPECTRA. Hệ thống này được trang bị các cảm biến bố trí xung quanh máy bay, cung cấp khả năng phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa.
Hệ thống này giúp phi công nhận thức được tình huống và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp nhất, tăng khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Smecma M88, lực đẩy thô 50 kN/chiếc, 70 kN có đốt sau.
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại. Giới phân tích cho rằng tuổi thọ khung thân lẫn động cơ của Rafale hơn hẳn so với Su-30/35.
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại.
Tốc độ tối đa của máy bay là 1.912 km/h ở cao độ lớn, 1.390 km/h ở độ cao mực nước biển.
Rafale có tới 14 điểm treo vũ khí dưới cánh với phiên bản B/C, 13 điểm treo với phiên bản hải quân. Tổng tải trọng vũ khí mang theo lên đến 9,5 tấn, cao hơn mức 8 tấn trên Su-30/35/57.
Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp, cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ.
Rafale đi vào biên chế trong năm 2000 và lần đầu tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bình minh Odyssey, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya vào tháng 3/2011.
Trong diễn tập thậm chí Rafale còn có lần thắng cả tiêm kích tàng hình F-35, trong khi số lần thắng của F-15, Typhoon trước F-35 là bằng không. Với những tính năng đỉnh cao như vậy, Rafale là một đối thủ với Su-35 cả trên chiến trường lẫn trong thương trường.
Dù chiến đấu cơ F-35 Mỹ có sức mạnh đáng gờm, tuy nhiên việc tiếp cận với dòng vũ khí của Mỹ không phải lúc nào cũng dễ dàng, họ bán hàng luôn có những điều khoản đặc biệt mà không phải quốc gia nào cũng đáp ứng được, vì vậy Rafale của Pháp là một giải pháp thay thế cho F-35.
Pháp sẵn sàng bán tiêm kích Rafale cho các nước quan tâm và ít khi đòi điều kiện chính trị đi kèm.
Dưới thời Tổng thống Macron, Pháp ngày càng đẩy mạnh quảng bá để xuất khẩu tiêm kích đa năng Rafale. Như vậy loại tiêm kích này dù đắt đỏ những vẫn có những đơn đặt hàng lớn.
Hiện tiêm kích Rafale đang có trong biên chế của Pháp, Ai Cập, Qatar và Ấn Độ, hiện Hy Lạp và Ukraine cũng đang bày tỏ ý định mua chiến đấu cơ này.
Việt Hùng