6 bí kíp công nghệ có thể giúp dạy học sinh đọc hiệu quả hơn

Dùng công nghệ đúng cách sẽ chỉ ra được những điểm yếu và nêu bật sự tiến bộ, đồng thời khiến học sinh có thêm động lực để cải thiện việc đọc.

Nếu được chỉ dẫn đúng cách thì việc các em cải thiện kỹ năng đọc hoặc biết được những khó khăn, thúc đẩy học sinh có thêm động lực đọc

Nếu được chỉ dẫn đúng cách thì việc các em cải thiện kỹ năng đọc hoặc biết được những khó khăn, thúc đẩy học sinh có thêm động lực đọc

Ở trong trí tưởng tượng của một số người thì công nghệ ngày nay vẫn được coi là kẻ thù của việc đọc. Những câu chuyện về mất khả năng tập trung khi đọc hay tư duy phản biện ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ như câu chuyện “Sinh viên đại học “không thể” đọc sách” được đăng tải trên tờ báo The Atlantic đã chỉ ra một thủ phạm quen thuộc - điện thoại di động.

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra khả năng đọc hiểu bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thiết bị di động, ví dụ khi đọc trên các thiết bị kỹ thuật số thay vì sử dụng các định dạng truyền thống như sách giấy hoặc tạp chí. Mặt khác cũng có nghiên cứu chỉ ra những lợi ích của các công cụ công nghệ như từ điển tích hợp, bình luận có thể chia sẻ hiển thị trên nội dung hoặc những hình ảnh minh họa sống động giúp người đọc dễ hình dung hơn.

Theo nhiều giáo viên kỳ cựu, nếu được sử dụng đúng cách thì việc giúp các em cải thiện kỹ năng đọc hoặc chỉ ra những khó khăn, thúc đẩy học sinh có thêm động lực đọc là điều hoàn toàn có thể làm được. Qua thời gian, sự kết hợp thông minh giữa việc đọc trên bản in và bản điện tử cho phép các em phát huy khả năng đọc hiểu, suy ngẫm về sự tiến bộ của mình một cách có chủ đích cũng như phát triển thành những độc giả có khả năng tư duy cao.

1.Ghi âm và đánh giá

Khi kiểm tra khả năng đọc trôi chảy của học sinh lớp 3 và lớp 4, cô giáo Megan Ryder nhận ra rằng mặc dù cô có thể nghe học sinh đọc, nhưng các em lại không thể nghe chính mình. Để giải quyết vấn đề này, cô Ryder đã sử dụng ứng dụng tạo nhạc phổ biến GarageBand để cho học sinh tự ghi âm (hoặc sử dụng những ứng dụng ghi âm tương tự). "Chúng ta sẽ ghi âm lại giọng nói của các em. Các em có thể nghe lại cách mình đọc to thành tiếng như nào và sau đó chúng ta có thể bàn luận về cách chúng ta có thể đọc truyền cảm hơn nữa".

 Các em học sinh sẽ nghe lại chính giọng đọc của mình và cùng tôi bàn luận xem các em đã đọc như nào.(Hình ảnh cô Ryder đăng tải trên nền tảng mạng xã hội X).

Các em học sinh sẽ nghe lại chính giọng đọc của mình và cùng tôi bàn luận xem các em đã đọc như nào.(Hình ảnh cô Ryder đăng tải trên nền tảng mạng xã hội X).

Ryder làm mẫu hoạt động theo nhóm nhỏ gồm 4 hoặc 5 em cùng một lúc. Lần đầu tiên học sinh tự ghi âm là để luyện tập; học sinh đọc to một loạt các cụm từ mà không ghi âm, sau đó nhấn nút đỏ khi đã sẵn sàng. Lần tiếp theo, Ryder có thể làm nổi bật một lĩnh vực trọng tâm, chẳng hạn như độ chính xác khi đọc.

Cô nói: "Các em sẽ làm tương tự, sau đó chúng ta hãy xem xét và xem liệu chúng ta có thể tìm thấy bất kỳ từ nào mà có thể chúng ta đã mắc lỗi không". "Trước đó, tôi hỏi trẻ em xem có từ nào mà chúng nhận thấy là khó và muốn xem lại trước khi ghi âm không để chúng không quá lo lắng", cô nói rằng điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất đọc của chúng.

Khi nghe lại bản ghi âm với học sinh một kèm một, cô sẽ hỏi những câu hỏi như "Tốc độ đọc của em thế nào?" hoặc "Em có hiểu những gì mình đọc không?" Học sinh thường đánh giá khá cao khả năng nắm vững một số khái niệm hoặc ý tưởng nhất định, khả năng đọc cũng không phải là ngoại lệ.

2.Bật phụ đề

Phụ đề có thể là vũ khí bí mật của bạn để cải thiện kỹ năng đọc của học sinh. Theo Alise Crossland- Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Hoa Kỳ, với các công nghệ như ngày nay ta chỉ cần bấm một nút, video sẽ trở thành cơ hội để trau dồi và rèn luyện một số kỹ năng đọc viết quan trọng như nhận dạng từ, giải mã, tốc độ đọc và độ trôi chảy.

Cô chỉ thêm rằng những người đọc kém có thể hưởng lợi từ việc vừa nhìn thấy và nghe thấy những từ mà họ không quen một cách chủ động. Những người học tiếng Anh có thể luyện đọc các từ mới trong khi xem cách chúng được viết trên màn hình và kết nối âm thanh và cách phát âm của các từ với dạng viết của chúng trong một ngữ cảnh cụ thể.

 Việc bật phụ đề tiếng Việt để xem những video tiếng Anh trên ứng dụng Youtube cũng vô cùng đơn giản.

Việc bật phụ đề tiếng Việt để xem những video tiếng Anh trên ứng dụng Youtube cũng vô cùng đơn giản.

Khi làm việc với những người có trình độ đọc thấp hơn, các video nhắm vào vấn đề mà họ quan tâm hoặc được tạo dành cho lứa tuổi trẻ hơn sẽ đem lại hiệu quả nhất, cô Crosssland cho biết. "Những video giải trí, ngắn gọn có xu hướng có vốn từ vựng dễ hiểu hơn và học sinh của bạn vẫn sẽ nhận được lợi ích về khả năng đọc viết khi vừa đọc vừa nghe".

3.Giúp các em thấy được sự tiến bộ của bản thân

“Động lực là một phần của việc đọc”, nhà giáo dục Jason DeHart nói, và “ hãy nghiên cứu kỹ lưỡng và cẩn thận về cơ chế của quá trình này cũng vậy”. Việc tạo danh mục video cho phép học sinh theo dõi quá trình phát triển của bản thân với tư cách là người đọc theo thời gian thực, mang lại động lực thúc đẩy giúp các em tiếp tục trong khi siêng năng phát triển kỹ năng của mình.

Âm thanh được ghi lại cho phép học sinh đánh giá các khía cạnh thính giác của việc đọc, như giọng điệu, tốc độ hoặc sự trôi chảy của mình. Mặt khác, video cũng mang lại cơ hội tương tự với lợi ích bổ sung cho giáo viên, những người có thể nhìn thấy những thứ như chuyển động mắt, ngôn ngữ cơ thể hoặc biểu cảm khuôn mặt của học sinh khi các em theo dõi văn bản.

 Xuyên suốt một năm học, một học sinh có thể nhìn lại và thấy sự lo lắng và sợ hãi của mình khi đọc dần biến mất, thay vào đó là sự tự tin và điềm tĩnh ngày càng tăng.

Xuyên suốt một năm học, một học sinh có thể nhìn lại và thấy sự lo lắng và sợ hãi của mình khi đọc dần biến mất, thay vào đó là sự tự tin và điềm tĩnh ngày càng tăng.

4.Cung cấp hình mẫu chuẩn trong việc đọc hiểu

Cũng giống như các văn bản hướng dẫn mô phỏng cách viết hay, việc thường xuyên lắng nghe một người đọc thành thạo cũng rất hữu ích đối với các em. Thường được sử dụng với một học sinh hoặc trong các nhóm nhỏ, chiến thuật này sẽ giúp các em xây dựng các khả năng đọc trôi chảy bao gồm cách diễn đạt và cách diễn đạt phù hợp, cải thiện khả năng nhận dạng từ, xây dựng khả năng đọc hiểu và cách sử dụng giọng điệu- theo các tác giả tại Reading Rockets.

Sau khi chọn một đoạn văn có trình độ cao hơn một chút so với những gì học sinh thường đọc. Các em sẽ nghe bản ghi âm trong khi theo dõi bản đọc. Bước tiếp theo học sinh phải đọc to theo phần âm thanh và cuối cùng là tự đọc một cách độc lập không giới hạn số lần cho đến khi các em cảm thấy thoải mái và tự tin.

5.Hãy sử dụng các tính năng trợ năng

Gardner đã có một mục tiêu khi trường của cô chuyển sang hình thức học kèm một – một. Cô muốn sử dụng iPad được nhà trường cung cấp cho giáo viên và học sinh trở thành một công cụ để hướng dẫn, nhắc nhở học sinh học cách đọc và viết.

Các tính năng trợ năng như Speak Selection (Máy phát âm ra đoạn văn bản được chọn) có thể đọc to bất kỳ văn bản nào có trên iPad. Điều này vô cùng có lợi cho các em ở độ tuổi mẫu giáo và lớp 1 của cô khi đặc biệt có lợi cho các lớp mẫu giáo và lớp một của cô vì các em đều là người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.

Gardner tạo nhật ký thơ kỹ thuật số cho học sinh của mình để thúc đẩy việc tiếp thu vốn từ vựng của các em về một số chủ đề. Ví dụ cô có thể tập hợp một bộ sưu tập thơ về mùa lễ hội. Với Speak Selection, học sinh có thể tự mở nhật ký thơ trên iPad và được nghe nhiều lần tùy thích. Sau khi nghe nhiều lần, học sinh sẽ tự ghi âm lại cách mình đọc thơ. Cô cho biết: "Giáo viên chúng tôi cũng nói về việc nếu các em ở nhà và có thể không có ai ở đó giúp khi muốn đọc một thứ gì đó trên iPad, các em có thể sử dụng công cụ này tại nhà trên thiết bị của mình để hỗ trợ trong việc luyện tập kỹ năng đọc".

Học sinh cũng có thể tự sử dụng các tính năng khác như chuyển giọng nói thành văn bản của Google Docs, để tự tạo văn bản của riêng mình thay vì phải gõ máy. Ví dụ như sáng tác một câu chuyện ngắn hoặc kể lại một ký ức gần đây.

6.Yêu cầu các em viết để đọc

“Video không lời thoại” là một cách tuyệt vời để khiến học sinh đọc, viết và kể lại, cô Gardner cho biết. Những video hoạt hình ngắn này buộc các em phải chú ý đến những khung cảnh diễn ra trong video, tự đúc kết được các chi tiết quan trọng xuất hiện cũng như các sự kiện có mặt trong đó, biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của các nhân vật, đôi khi cả nhạc nền của video cũng đem lại ảnh hưởng lớn trong truyền tải thông tin.

Cô Gardner đã dùng rất nhiều video ngắn đến từ trang web The Literacy Shed. Đây là một trong những video cô Gardner thường sử dụng để cho các em xem.

Để bắt đầu, các em sẽ cùng nhau xem một đoạn clip ngắn. Tiếp đó, học sinh viết một mô tả ngắn gọn về những gì các em nghĩ đã xảy ra trong video. Gardner có một quan điểm rõ ràng rằng, bất cứ khi nào học sinh ghi lại được một đoạn văn, các em biết rằng mình sẽ tự ghi âm khi đọc nó. Vì vậy, khi hoàn thành bài viết của mình, học sinh đọc những câu chuyện mà các em đã viết tạo thành những bản ghi âm để sau này cô Gardner đánh giá và thảo luận cùng các em học sinh.

Theo Edutopia

Lê Nghĩa

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/6-bi-kip-cong-nghe-co-the-giup-day-hoc-sinh-doc-hieu-qua-hon-post719198.html